MÔN GDCD - KHỐI 10 – TTGDTX BẮC YÊN
THÁNG 9

1. Trong các ví dụ sau đây ví dụ nào thuộc kiến thức triết học?
A. Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương của hai cạnh góc vuông
B. Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả
C. Ngày 2-2-1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Mỗi môn khoa học cụ thể chỉ nghiên cứu…………,…….của thế giới
A. một hình thức, một khí cạnh riêng biệt
B. một bộ phận, một quan điểm riêng biệt
C. một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó
3. Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?
A. là những vấn đề chung nhất của TGQ
B. Là những cái riêng biệt
C. Là những vấn đề chỉ một bộ phận riêng biệt nào đó
4. TGQ duy tâm cho rừng, ý thức là cái ….. và là cái sản sinh ra giới tự nhiên
A. có sau B. có trước C. có sẵn
5. Vận động là ………………….nói chung của các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội
A. sự di chuyển B. sự biến đổi C, sự chuyển rời
6. Có ……hình thức vận động từ thấp đến cao
A. 4 B. 5 C. 6
7. Sự biến hoá nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào
B. sự thoái hoá của một loài động vật
C. Sự tụt lùi của nền kinh tế
8. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo ……….. từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hâu
A. chiều hướng cân bằng
B. theo chiều hướng thụt lùi
C. theo chiều hướng tiến lên
Đáp án: 1- B, 2- C, 3- A, 4-B, 5- B, 6- B, 7- A, 8-C

THÁNG 10
9. Sự dao động của con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?
A. VĐ cơ học B. VĐ xã hội C. VĐ sinh học

10. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa……….., vừa……….
A. đấu tranh với nhau - tồn tại cùng nhau
B. tồn tại cùng nhau - thống nhất với nhau
C. thống nhất với nhau - đấu tanh với nhau
11. Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng tính chất đặc điểm .. mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những ….
A. chiều hướng cùng chiều B. chiều hướng tiến lên C. chiều hướng trái ngược nhau
12. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Tiết học gọi là…………………
A. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập B. mặt đối lập của mâu thuẫn
C. mâu thuẫn
13. Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Chín quá hoá nẫu
B. Có công mài sắt có ngày nên kim,
C. Đánh bùn sang ao
14. …….. giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng
A. Độ B. điểm nút C. Chất mới
15. Đối với mỗi quốc gia, lượng là……………, diện tích lãnh thổ của nước ấy
A. tài sản B. sản phẩm C. dân số
16. Đối với mỗi phân tử nước, ………….. là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hi đrô và 1 nguyên tử ô xi
A. Chất B. lượng C. chất mới
17. ……….điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng .
A. Chất B. Độ C. điểm nút
Đáp án:
9 – A, 10 – C, 11 – C, 12 – A, 13 – A, 14 – A, 15 – C, 16 – B, 17 - C
nguon VI OLET