NHÂN TỐ SINH THÁI

 

1. Khái nim

 

Câu 1.  Phát biểu không đúng về môi trường sống của sinh vật là:

 A. Phần không gian bao gồm tất cả các yếu tố ở chung quanh sinh vật.

 B. Các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

 C. Các yếu tố cấu tạo nên môi trường có thể gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

 D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một môi trường sống.

 

Câu 2.  Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm:

 A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh vật.

 B. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.

 C. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước.

 D. Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

 

Câu 3.    Thế nào là nhân tố sinh thái?

 A. Đó là những yếu tố bao quanh sinh vật và có tác động trực tiếp đến đời sống sinh vật.

 B. Đó là những yếu tố của môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.

 C. Đó là những yếu tố chung nhất của môi trường có tác động và chi phối đến đời sống sinh vật.

 D. Đó là những yếu tố bao quanh sinh vật và ít có tác động gián tiếp đến đời sống sinh vật.

 

Câu 4. Các nhân tố sinh thái được chia thành:

 A. Các nhân tố tự nhiên và các nhân tố xã hội.

 B. Các nhân tố khí hậu, các nhân tố thủy văn và các nhân tố đất đai.

 C. Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh.

 D. Các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong.

 

Câu 5.  Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật không phụ thuộc vào:

 A. Bản chất của nhân tố (nhiệt, ẩm, ánh sáng...).

 B. Cường độ và liều lượng của nhân tố.

 C. Hình thức tác động (liên tục, gián đoạn) và thời gian tác động.

 D. Giới hạn chịu đựng của sinh vật.

 

Câu 6.  Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật :

 A. Phát triển thuận lợi nhất.

 B. Có sức sống trung bình.

 C. Có sức sống giảm dần.

 D. Có sức sống tỉ lệ nghịch với số lượng cá thể.

 

Câu 7.  Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật :

 A. Phát triển thuận lợi nhất.

 B. Có sức sống trung bình.

 C. Có sức sống giảm dần.

 D. Chết hàng loạt.

 

2. Nhit đ

 

Câu 8. Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cơ thể, thực vật được xếp vào loại sinh vật:

 A. Biến nhiệt.

 B. Đẳng nhiệt.

 C. Hằng nhiệt.

 D. Đồng nhiệt.

 

Câu 9.  Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đến các đặc điểm của sinh vật :

 A. Động vật đẳng nhiệt có kích thước lớn hơn khi ở vùng vĩ độ cao.

 B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.

 C. Động vật biến nhiệt chỉ phát triển được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định gọi là ngưỡng nhiệt phát triển.

 D. Động vật đẳng nhiệt ở vùng vĩ độ thấp có các phần nhô ra của cơ thể thu nhỏ lại so với ở vùng vĩ độ cao.

 

Câu 10: Nhiều loài cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20oC đến 30oC. Nhìn chung, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và cao hơn 40oC, cây ngừng quang hợp. Khoảng giá trị từ 20oC đến 30oC được gọi là:

A. Khoảng chống chịu.

B. Giới hạn dưới.

C. Khoảng thuận lợi.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

 

Câu 11.   So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có:

 A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

 B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

 C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

 D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể.

 

Câu 12.  So sánh giữa động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm nào có khả năng phân bố rộng? Tại sao?

 A. Động vật biến nhiệt, vì chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đồng nhất với nhiệt độ môi trường.

 B. Động vật biến nhiệt, vì chúng có nhiệt độ cơ thể độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

 C. Động vật đẳng nhiệt, vì chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đồng nhất với nhiệt độ môi trường.

 D. Động vật đẳng nhiệt, vì chúng có nhiệt độ cơ thể độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

 

Câu 13.  Vì sao một số động vật đẳng nhiệt có thể sống đượcở vùng có nhiệt độ thấp?

 A. Vì chúng có hình dạng cơ thể biến đổi theo hướng tăng diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích cơ thể nhằm tăng cường sự tỏa nhiệt của cơ thể.

 B. Vì chúng có hình dạng cơ thể biến đổi theo hướng giảm diện tích bề mặt cơ thể so với thể tích cơ thể nhằm hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

 C. Vì chúng có hình dạng cơ thể biến đổi theo hướng tăng thể tích cơ thể so với diện tích bề mặt cơ thể nhằm hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

 D. Vì chúng có hình dạng cơ thể biến đổi theo hướng tăng thể tích cơ thể so với diện tích bề mặt cơ thể nhằm tăng cường sự tỏa nhiệt của cơ thể.

 

Câu 14.  Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt ) không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?

 A. Lưỡng cư. 

 B. Cá xương.

 C. Thú.  

 D. Bò sát.

 

Câu 15.   Các động vật đẳng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới (nơi có khí hậu nóng và ẩm) có:

 A. các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật tương tự sống ở vùng lạnh.

 B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

 C. kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh.

 D. kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh.

 

Câu 16.   Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày  đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là:  

 A. 60

 B. 40C

 C. 80 C. 

 D.100 C.

 

Câu 17.  Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 50C, thời gian một vòng đời ở 300C là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 250C thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lí thuyết sẽ là :

 A. 30 ngày. 

 B. 15 ngày. 

 C. 20 ngày.

 D. 25 ngày.

 

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời từ câu18 đến câu 22:

 Tổng nhiệt hữu hiệu cần thiết cho động vật biến nhiệt hoàn thành chu kỳ phát triển được tính theo công thức: S = (T - C) . D; với T là nhiệt độ môi trường, C là ngưỡng nhiệt phát triển, D là số ngày để hoàn thành một thế hệ. Cho biết ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ là 100C, nhiệt độ trung bình ngày của môi trường là 240C; nhiệt tích lũy qua các giai đoạn: trứng - sâu - nhộng - bướm lần lượt là 56 - 322 - 196 - 28 (độ.ngày).

 

Câu 18.  Giai đoạn phát triển của trứng cần thời gian :

 A. 4 ngày.  

 B. 14 ngày.

 C. 23 ngày.

 D. 12 ngày.

 

Câu 19.  Giai đoạn phát triển của sâu cần thời gian :

 A. 12 ngày. 

 B. 46 ngày.

 C. 23 ngày.

 D. 18 ngày.

 

Câu 20.  Giai đoạn phát triển của nhộng cần thời gian :

 A. 7 ngày.

 B. 14 ngày.

 C. 21 ngày.  

 D. 18 ngày.

 

Câu 21.  Giai đoạn phát triển của bướm cần thời gian :

 A. 2 ngày. 

 B. 12 ngày.

 C. 22 ngày.

 D. 4 ngày.

 

Câu 22. Sau 1 năm loài sâu này sẽ phát triển được bao nhiêu thế hệ?

 A. 10 thế hệ.

 B. 8 thế hệ.

 C. 12 thế hệ. 

 D. 6 thế hệ.

 

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời từ câu 23 đến câu 25 :

 Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Cá chép có giới hạn nhiệt độ từ 20C đến 440C. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ ở miền Bắc nước ta từ 20C đến 420C và miền Nam nước ta từ 100C đến 400C.

 

Câu 23. So sánh khả năng phân bố của hai loài :

 A. Cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi.

 B. Cá chép có khả năng phân bố hẹp hơn cá rô phi.

 C. Cả hai loài đều có khả năng phân bố rộng.

 D. Cả hai loài đều có khả năng phân bố hẹp.

 

Câu 24. Loài cá sống thích hợp ở cả hai miền Nam Bắc là :

 A. Cá rô phi. 

 B. Cá chép.

 C. Cả hai loài.

 D. Không có loài nào sống được quanh năm.

 

Câu 25. Loài nào không sống được ở miền Bắc khi trời rét dưới 5,60C?

 A. Cả hai loài.

 B. Cá chép.

 C. Cá rô phi.

 D. Không có loài nào.

 

Câu 26: Nhiều loài cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20oC đến 30oC. Nhìn chung, khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và cao hơn 40oC, cây ngừng quang hợp. Khoảng giá trị từ 20oC đến 30oC được gọi là:

A. Khoảng chống chịu.

B. Giới hạn dưới.

C. Khoảng thuận lợi.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

 

3. Ánh sáng

 

Câu 27. Ánh sáng có tác động khác nhau đến từng loài sinh vật thông qua:

 A. Cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.

 B. Cường độ ánh sáng thay đổi từ xích đạo đến hai cực.

 C. Cường độ ánh sáng thay đổi từ mặt nước đến đáy sâu.

 D. Tác dụng của từng loại tia sáng đơn sắc.

 

Câu 28. Phát biểu đúng về vai trò của ánh sáng đối với sinh vật là:

 A. Tia hồng ngoại tham gia vào sự chuyển hóa vitamin ở động vật.

 B. Điều kiện chiếu sáng không ảnh hưởng đến hình thái thực vật.

 C. Ánh sáng nhìn thấy tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

 D. Tia tử ngoại chủ yếu tạo nhiệt sưởi ấm sinh vật.

 

Câu 29.  Vai trò nào của ánh sáng sau đây là không đúng:

 A. Giúp cây xanh và một số vi khuẩn quang hợp thu nhận nguồn năng lượng qua quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ cho cơ thể.

 B. Nguồn năng lượng chứa trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng do cây xanh hấp thụ chuyển qua cơ thể các sinh vật dị dưỡng thông qua nguồn thức ăn.

 C. Là yếu tố bắt buộc đối với động vật khi di chuyển và săn mồi vì không có ánh sáng động vật không thể nhìn thấy con mồi được.

 D. Là nhân tố giúp động vật định hướng khi di chuyển và kiếm mồi.

 

Câu 30.  Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác?

 A. Nhiệt độ.

 B. Độ ẩm.

 C. Ánh sáng.

 D. Không khí.

 

Câu 31.  Tia tử ngoại có vai trò:

 A. Hỗ trợ cho các hoạt động sinh lí của động vật như hoạt động thị giác, thần kinh và sinh sản.

 B. Với liều lượng nhỏ sẽ kích thích sự hình thành vitamin D ở động vật và antoxian ở thực vật.

 C. Sinh nhiệt cung cấp cho cơ thể sinh vật.

 D. Cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp của thực vật.

 

Câu 32.  Tia hồng ngoại có vai trò:

 A. Hỗ trợ cho các hoạt động sinh lí của động vật như hoạt động thị giác, thần kinh và sinh sản.

 B. Với liều lượng nhỏ sẽ kích thích sự hình thành vitamin D ở động vật và antoxian ở thực vật.

 C. Sinh nhiệt cung cấp cho cơ thể sinh vật.

 D. Cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp của thực vật.

 

Câu 33.  Căn cứ vào nhu cầu ánh sáng, thực vật được chia thành:

 A. Nhóm cây ưa sáng, nhóm cây ưa bóng và nhóm cây chịu bóng.

 B. Loài ưa hoạt động ban ngày và loài ưa hoạt động ban đêm.

 C. Nhóm cây có lá dày, màu xanh nhạt và nhóm cây có lá mỏng, màu xanh đậm.

 D. Loài cây ngày dài, loài cây ngày ngắn và loài cây có tính hướng sáng.

 

Câu 34.  Các hoạt động tập tính, nhịp sinh học của cơ thể sinh vật được báo hiệu bởi nhân tố:

 A. Độ ẩm không khí.

 B. Nhiệt độ.

 C. Ánh sáng.

 D. Áp suất không khí.

 

Câu 35.    Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:

 A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm.

 B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.

 C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.

 D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt.

 

Câu 36.  Sự nảy mầm của một số loại hạt giống (phi lao, thuốc lá, cà rốt, lúa...) bị chi phối bởi yếu tố:

 A. Nhiệt độ và độ ẩm.

 B. Nhiệt độ và ánh sáng.

 C. Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.

 D.  Ánh sáng và độ ẩm.

 

4. Nưc, đ m

 

Câu 37.  Phát biểu nào sau đây không đúng khi mô tả về những thực vật sống ở nơi khô hạn?

 A. Có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân, lá).

 B. Giảm sự thoát hơi nước của cơ thể (rụng lá, lá hẹp, lá biến thành gai, ít lỗ khí...).

 C. Tăng khả năng tìm nước (rễ mọc sâu, dài; có nhiều rễ phụ).

 D. Vào mùa ẩm không tồn tại được.

 

Câu 38.  Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?

A. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng. B.

Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.

C. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ.

D. Lá hẹp hoặc biến thành gai.

 

Câu 39.  Căn cứ vào ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật, ếch nhái được xếp vào nhóm:

 A. Động vật ưa ẩm vừa.

 B. Động vật ưa ẩm.

 C. Động vật chịu được khô hạn.

 D. Động vật trung tính.

 

Câu 40.  Trong các nhân tố vô sinh, hai yếu tố chính tạo nên khí hậu chi phối rất mạnh đến sự phân bố và đời sống của sinh vật là :

 A. Tổ hợp nhiệt - ẩm.

 B. Nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp.

 C. Tổ hợp ánh sáng và nhiệt độ do mặt trời tạo ra.

 D. Nước và độ mặn đối với sinh vật biển.

 

Câu 41.  Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là :

 A. Không khí. 

 B. Nước.

 C. Ánh sáng. 

 D. Gió.

 

Câu 42.   Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?

A. Trên mặt lá có rất nhiều lỗ khí 

B. Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.

C. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ.

D. Lá hẹp hoặc biến thành gai.

 

5. Không khí

 

Câu 43. Thực vật sống ở nơi lộng gió thường có hình dạng cơ thể :

 A. Thân cao, cứng chắc, rễ nông.

 B. Thân thấp, vặn vẹo hoặc có thân bò, rễ ăn sâu, có nhiều rễ phụ hoặc rễ chống.

 C. Lá nhiều, cuống lá dính chặt vào thân, phiến lá bị rách.

 D. Lá, hoa, hạt có nhiều lông để dễ phát tán.

 

 Câu 44. Động vật sống ở nơi lộng gió thường có hình dạng cơ thể :

 A. Đà điểu có chân dài, chạy nhanh.

 B. Hươu có cổ dài, cao.

 C. Các loài côn trùng thường có cánh ngắn hoặc tiêu giảm

 D. Sóc bay có màng da nối liền các chân.

 

Câu 45Trong thành phần của không khí, chất khí nào liên kết bền vững với hemoglobin của hồng cầu, dẫn đến sự suy giảm việc cung cấp oxi cho cơ thể?

 A. N2

 B. SO2 và SO3

 C. CO

 D. CO2

 

Câu 46.  Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng:

A. N2O và NO3-  

B. NO3- và NH4+      

C. NO3-  và N2        

D. NO và NH4+

 

6. Các vn đ khác có liên quan

 

Câu 47.  Phát biểu nào sau đây là không đúng?

 A. Lửa được xem là một nhân tố sinh thái.

 B. Lửa không phải là một nhân tố sinh thái vì nó không thường xuyên, xảy ra có tính nhất thời.

 C. Để thích nghi với những vùng thường xuyên có lửa cháy, thực vật có thân dày hoặc có thân ngầm dưới mặt đất để tránh lửa.

 D. Hiện tượng lửa cháy do con người (đốt nương làm rẫy...) thường gây ra hậu quả sinh thái rất nặng nề.

 

Câu 48. Phát biểu nào sau đây là không đúng về ổ sinh thái :

 A. Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái làm thành một ổ sinh thái chung của loài.

 B. Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái, ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

 C. Ổ sinh thái chính là nơi ở, biểu hiện nơi cư trú của loài.

 D. Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng; nơi ở chỉ là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.

 

Câu 49. Hai loài chim  sâu và chim ăn hạt cùng sống trên một tán cây, như vậy có thể nói :

 A. Hai loài có cùng nơi ở và ổ sinh thái.

 B. Hai loài có cùng nơi ở nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

 C. Hai loài có cùng ổ sinh thái.

 D. Loài chim sâu có ổ sinh thái lớn hơn loài chim ăn hạt.

 

Câu 50.  Sự phân tầng thẳng đứng của các loại cây trong rừng nhiệt đới là biểu hiện của :

 A. Sự cạnh tranh lẫn nhau về nhân tố ánh sáng.

 B. Sự hình thành các ổ sinh thái khác nhau đối với sự tiếp nhận ánh sáng.

 C. Sự tận dụng của các loài cây trong sự hấp thụ độ đồng đều của ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất.

 D. Sự chật hẹp của không gian sống với diện tích bề mặt quá nhỏ bé không đủ chứa các tán cây.

 

Câu 51. Khi hai loài A và B có ổ sinh thái không giao nhau, thì :

 A. Không xảy ra sự cạnh tranh giữa chúng.

 B. Là nguyên nhân xảy ra sự cạnh tranh giữa chúng.

 C. Sự cạnh tranh càng lúc càng xảy ra khốc liệt.

 D. Sự cạnh tranh càng ngày càng ít đi.

 

 

Câu 52.  Những thay đổi của môi trường nào sau đây không dẫn đến nhịp sinh học ở cơ thể sinh vật?

 A. Chu kỳ ngày đêm.

 B. Chu kỳ mùa.

 C. Dao động của thủy triều.

 D. Cháy rừng.

 


Câu 53.  Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là :

 A. Không khí. 

 B. Nước.

 C. Ánh sáng. 

 D. Gió.

 

Câu 54. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

 A. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

 B. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng.

 C. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

 D. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết.

 

Câu 55. Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?

 A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.

 B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.

 C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.

 D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

 

 

1

 

 

nguon VI OLET