BÀI TẬP 1 và 2- Nguyễn Quyết Thắng- LỚP HCEM

1. Trình bày những quy định của pháp luật về viên chức nói chung, pháp luật về viên chức giáo dục nghề nghiệp nói riêng.

Theo Điều 2, Luật Viên chức 2010 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, viên chức được xác định theo các tiêu chí:
- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm;
- Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc;
- Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đây là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như: giáo dục, đào tạo, y tế, an sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao… Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực công, không phải là các hoạt động quản lý nhà nước mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên môn.
Viên chức có những đặc điểm sau:
- Viên chức là người mang quốc tịch Việt Nam, được ký kết hợp đồng làm việc theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từ nguồn thu của đơn vị;
- Viên chức là những người làm những công việc thuần túy về chuyên môn như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh, cung cấp thông tin… tại các đơn vị sự nghiệp công lập, không trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước;
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức nhằm thực hiện việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu, cung cấp cho người dân các sản phẩm “phi vật chất”, dựa trên “kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghiệp vụ cao”;
- Lao động của viên chức là hoạt động nghề nghiệp mang tính phục vụ, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, nhằm cung cấp cho người dân các nhu cầu cơ bản, thiết yếu… Phạm vi của các hoạt động nghề nghiệp tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, lao động, việc làm, an sinh xã hội…
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Mục tiêu của Giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động. 
Trên cơ sở quan niệm về viên chức nói chung, có thể hiểu, viên chức Giáo dục nghề nghiệp là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Hay nói các khác, viên chức Giáo dục nghề nghiệp là các giảng viên giảng dạy cao đẳng, giáo viên dạy trung cấp sơ cấp trong các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên công lập.
Viên chức Giáo dục nghề nghiệp gắn liền với tên gọi về chức danh nghề nghiệp. Viên chức giáo dục bao gồm viên chức làm công tác quản lý, viên chức giáo viên và những nhân viên.
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ sở Giáo dục nghề nghiệp nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Viên chức Giáo dục nghề nghiệp là những người chỉ thực hiện công tác mang tính chuyên môn nghiệp vụ (giảng dạy) trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra, còn bao gồm những nhân viên trong cơ sở Giáo dục nghề nghiệp như: thủ quỹ, kế toán, văn phòng, nhân viên phòng thí nghiệm…).
Đội ngũ viên chức Giáo dục nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh, là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực.
 2. Phân
nguon VI OLET