TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11
CHƯƠNG 2. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
BÀI 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI- NGUỒN ĐIỆN
Biết
Câu 1. Dòng điện là dòng
A. chuyển dời có hướng của các điện tích. B. chuyển động của các điện tích.
C. chuyển dời của electron. D. chuyển dời của ion dương.
Câu 2. Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có nguồn điện.
B. chỉ cần có hiệu điện thế.
C. chỉ cần duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
D. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
Câu 3. Cường độ dòng được đo bằng dụng cụ nào sau đây ?
A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.
Câu 5. Cường độ dòng được đo bằng đơn vị nào?
A. Niutơn B. Ampe C. Jun D. Oát
Câu 6. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
A. Culông B. Vôn C. Héc D. Ampe
Câu 7. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?
A. I =  B. I = qt C. I = q2t D. I = 
Câu 8. Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng
A. tích điện cho hai cực của nó.   
B.  thực hiện công của nguồn điện.
C. dự trữ điện tích của nguồn điện.
D. tác dụng lực của nguồn điện.
Câu 9. Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. Chiều không đổi cường độ thay đổi  
B. Cường độ không đổi
C. Chiều thay đổi, cường độ không đổi     
D. Chiều và cường độ không đổi theo thời gian
Câu 10. Công của nguồn điện là công của
A. lực lạ trong nguồn.  
B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.
C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra.
D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác.
Câu 11. Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện không đổi :
A. có chiều thay đổi và cường độ không đổi.                 
B. có chiều và cường độ không đổi.
C. có chiều không đổi và cường độ thay đổi                 
D. có chiều và cường độ thay đổi
Câu 12. Tác dụng cơ bản nhất của dòng điện là tác dụng
A. từ B. nhiệt C. hóa học D. cơ
Câu 13. Điều kiện để có dòng điện
A. Có hiệu điện thế B. Có điện tích tự do
C. Có hiệu điện thế và điện tích tự do D. Có nguồn điện
Câu 14. Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa 2 cực bằng cách
A. Tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn
B. Sinh ra electron ở cực âm và chuyển electron về các cực của nguồn
C. Sinh ra ion ở cực dương và chuyển ion về các cực của nguồn
D. Làm biến mất electron ở cực dương

Hiểu
Câu 15. Điều kiện để có dòng điện trong vật dẫn là :
A.Trên vật dẫn phải có điện tích                  
B. Hai đầu vật dẫn phải có điện thế khác nhau            
C. Hai đầu vật dẫn phải có điện trường khác nhau
D. Trong vật dẫn phải có lực lạ .
Câu 16. Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng:
A. tác dụng cơ.                     B. tác dụng nhiệt.               
C. tác dụng hoá học.          D. tác dụng từ.
Câu 17. Lực lạ trong nguồn điện  làm dịch chuyển
A. Ion âm về cực dương , Ion dương về cực âm .
B. điện tích dương về cực dương, điện tích âm về cực âm
C. Ion âm về cực âm, Ion dương về cực dương.
D. điện tích dương về cực âm, điện tích âm về cực dương
Câu 18. Hai nguồn điện có ghi 20 V và 40 V, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20 V và 40 V cho mạch ngoài.
B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20 J và 40 J.
C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai.
D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai.
Câu 19. Lực lạ bên trong nguồn điện KHÔNG có tác dụng:
A. làm cho các điện tích dương di chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
nguon VI OLET