TUẦN 29, 30, 31, 32
Ngày soạn: 28/ 03 /2021 Ngày dạy : …/… /2021
Tiết 46, 47, 48, 49
CHỦ ĐỀ
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KÌ XX-1918

A. Nội dung chủ đề
Tiết 1: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Mục đích và nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Nhiệm vụ của HS : Qua các sơ đồ, phân tích , trình bày được các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, qua dó rút ra được tác động của các chính sách này đến tình hình kinh tế nước ta.
Tiết 2: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Những nét chính về sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa.
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
Nhiệm vụ của HS: tìm hiểu về sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa. Hiểu được sự tác động của sự phân hóa đó đến tư tưởng giải phóng dân tộc lúc bấy giờ.
Tiết 3,4: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Nêu nguyên nhân, diễn biến của phong trào Đông Du (1905-1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung Kỳ (1908)
- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Nhiệm vụ của HS: tìm hiểu Mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. Những hoạt động bước đầu trên con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
B. Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi , bài tập kiểm tra đánh giá trong chủ đề:
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng sáng tạo

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Nêu được nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Nhận xét được âm mưu của thực dân Pháp trong các chính sách đó.
Qua sơ đồ, trình bày được một số chính sách khai thác của Pháp.
Rút ra sự tác động của các chính sách đến kinh tế, văn hóa nước ta.

Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam

Nêu những nét chính về sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa.

Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.

Đánh giá thái độ cách mạng của từng gia cấp tầng lớp.
Tỏ rõ thái độ của bản thân đối với các thế lực chống phá ngày nay.

Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Nêu đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Giải thích kết quả của các phong trào
So sánh đặc điểm giữa các phong trào.
So sánh phong trào đầu thế kỉ XX với phong trào cần Vương?
Rút ra bài học kinh nghiệm từ kết quả của các phong trào.
Cảm nhận về nhân vật lịch sử.


2. Hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức độ của chủ đề
2.1 . Câu hỏi nhận biết
a. Trắc nghiệm
Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
   A. Cướp đoạt ruộng đất
   B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
   C. Thu tô nặng
   D. Lập đồn điền
Câu 2.Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
   A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói
   B. Khai thác than và kim loại
   C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
   D. Khai thác điện, nước.
Câu 3. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
   A. Chính sách “ chia để trị”
   B. Chính sách “ dùng người
nguon VI OLET