Chương V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
5.1 Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là α. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
A. Φ = BS.sin α B. Φ = BS.cos α C. Φ = BS.tan α D. Φ = BS.cot α
5.2 Đơn vị của từ thông là
A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V).
5.3 Phát biểu nào sau đây không đúng? Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng
A. song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung không có dòng điện cảm ứng.
C. vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
5.4 Một khung dây hình chữ nhật chuyển động trong từ trường đều như thế nào thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. Chuyển động thẳng đều sao cho mặt phẳng khung luôn song song với đường cảm ứng từ.
B. Chuyển động thẳng đều sao cho mặt phẳng khung luôn vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Chuyển động thẳng đều sao cho mặt phẳng khung luôn hợp với đường cảm ứng từ một góc nhọn.
D. Chuyển động quanh một trục đối xứng hợp với đường cảm ứng từ một góc nhọn.
5.5 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
5.6 Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức
A. |ΔΦ/Δt| B. |ΔΦ.Δt| C. |Δt/ΔΦ| D. –|ΔΦ/Δt|
5.7 Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi
A. Khung đang chuyển động ở ngoài vùng NMPQ.
B. Khung đang chuyển động ở trong vùng NMPQ.
C. Khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng NMPQ.
D. Khung đang chuyển động đến gần vùng NMPQ.
5.8 Từ thông gửi qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A. 6 (V). B. 4 (V). C. 2 (V). D. 1 (V).
5.9 Từ thông ễ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng từ 0,6 (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A. 6 (V). B. 10 (V). C. 16 (V). D. 22 (V).
5.10 Một hình chữ nhật kích thước 3 cm × 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10–4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 30°. Từ thông qua hình chữ nhật đó là
A. 6.10–7 (Wb). B. 3.10–7 (Wb). C. 5,2.10–7 (Wb). D. 3.10–3 (Wb).
5.11 Một hình vuông cạnh 5 (cm), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 (T). Từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 (Wb). Góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ
nguon VI OLET