CHUYÊN ĐỀ 2: TRỌNG ÂM
Số câu trong đề: 2
MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ:
- Kiểm tra khả năng nhận biết trọng âm của học sinh ở cấp độ từ.
- Kiểm tra kiến thức về trọng âm từ của học sinh nhằm hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói.
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
* PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI

Ví dụ: (Trích ‘Đề thi THPT QG 2017’- Mã đề 402)
Circle one letter to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
A. possible B. cultural
C. confident D. supportive

Bước 1: Đọc kỹ 4 phương án lựa chọn, xác định số âm tiết trong các từ.
Bước 1:
A. 3 âm tiết B. 3 âm tiết
C. 3 âm tiết D. 3 âm tiết

Bước 2: Xác định từ loại của các phương án lựa chọn
Bước 2:
A. tính từ B. tính từ
C. tính từ D. tính từ

Bước 3: Lưu ý những đuôi đặc biệt của các từ này.
Bước 3:
A. hậu tố -ible B. hậu tố -al
C. hậu tố -ent D. hậu tố -ive

Bước 4: Vận dụng các nguyên tắc trọng âm cơ bản để xác định trọng âm của các từ.
Bước 4:
- Phương án A: Từ possible /ˈpɒsəbl/ có đuôi -ible nên trọng âm rơi vào âm trước nó là âm tiết đầu tiên.
- Phương án B: Từ cultural /ˈkʌltʃərəl/ có đuôi -al nên vẫn giữ nguyên trọng âm của từ gốc culture. Từ culture là danh từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Vì vậy phương án B có trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
- Phương án C: Từ confident /ˈkɒnfɪdənt/ là tính từ ba âm tiết. Trong đó âm tiết thứ hai chứa âm ngắn /ɪ/ nên trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
- Từ supportive /səˈpɔːtɪv/ có hậu tố -ive không làm ảnh hưởng đến trọng âm của từ gốc support. Từ support có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai nên từ supportive cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Bước 5: Tìm từ có trọng âm khác các từ còn lại
Bước 5:
Như vậy, từ supportive có trọng âm khác các từ còn lại nên đáp án đúng là D.
→ Chọn D

* CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
Lỗi 1: Không nhấn trọng âm từ do ảnh hưởng của tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết nên không có trọng âm của từ. Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết với những đặc tính phức tạp về trọng âm, ngữ điệu. Những từ hai âm tiết trở lên thì đều có trọng âm rơi vào những âm tiết nhất định, được đọc nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại. Do ảnh hưởng của tiếng Việt nên một số học sinh có thói quen không nhấn trọng âm từ, dẫn đến gặp khó khăn khi làm bài tập về ngữ âm.


Lỗi 2: Không xác định được từ loại
Việc xác định đúng loại từ sẽ giúp học sinh xác định trọng âm của từ chính xác hơn do các loại từ khác nhau thường có các quy tắc đánh trọng âm khác nhau.
Ví dụ:
A. provide B. private
C. advise D. arrange
Chọn C.
Giải thích: Do bạn không xác định được loại từ của các phương án trên cho nên không xác định đúng trọng âm của các từ và chọn sai đáp án
Lưu ý:
A. động từ B. tính từ
C. động từ D. động từ
Các động từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai; các danh từ và tính từ hai âm tiết thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Trong 4 phương án trên, phương án A, C, D là động từ hai âm tiết nên có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Phương án B là tính từ hai âm tiết nên có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Đáp án là B.

Lỗi 3: Không để ý các hậu tố của từ
Một số hậu tố của từ có thể có ảnh hưởng khác nhau đến trọng âm của từ gốc. Vì vậy việc phân tích từ và xác định hậu tố của từ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc xác định trọng âm của từ.
Ví dụ:
A. supportive B. connection
C. attention D. seasonal
Bạn chọn B.
Giải thích: Do bạn không chú ý đến các hậu tố của các phương án trên cho nên không xác định
nguon VI OLET