Chuyên đề 3: Sự điện li.

I. Sự điện li: .

 Câu 1. Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li).

 A. y = 2x. B. y = x + 2 C. y = x - 2. D. y = 100x.

 Câu 2. Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5  và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là

 A. 2,88. B. 4,76. C. 1,00. D. 4,24.

 Câu 3. Cho  dãy  các  chất:  KAl(SO4)2.12H2O,  C2H5OH,  C12H22O11    (saccarozơ),  CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

 A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

 Câu 4. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

 A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

 Câu 5. Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

 A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

 Câu 6. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?

 A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2 B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2 

 C. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2 

 Câu 7. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

 A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.

 Câu 8. Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

 A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.

 C. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2. D. NaHCO3, Ca(HCO3)2 , Al2O3.

Câu 9. Trong  số  các  dung  dịch:  Na2CO3,  KCl,  CH3COONa,  NH4Cl,  NaHSO4,  C6H5ONa,  những dung dịch có pH > 7 là

 A. KCl, C6H5ONa, CH3COONa. B. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.

 C. Na2CO3, NH4Cl, KCl.  D. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.

Câu 10. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

 A.  (2), (3), (4), (1) . B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (2), (4), (1). D. (4), (1), (2), (3).

 

II. Hỗn hợp axit td hỗn hợp bazơ. Pt ion thu gọn. Bt điện tích.

 Câu 11. Cho 4 phản ứng:

(1)   Fe + 2HCl FeCl2 + H2.

(2)   2NaOH + (NH4)2SO4    Na2SO4  + 2NH3 + 2H2O.

(3)   BaCl2  + Na2CO3   BaCO3  + 2NaCl.

(4)   2NH3  + 2H2O + FeSO4  Fe(OH)2  + (NH4)2SO4.

Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là

 A. (2), (4). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (2), (3).

 Câu 12. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4  + BaCl2    (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 .

(3) Na2SO4  + BaCl2    (4) H2SO4  + BaSO3 .

(5) (NH4)2SO4  + Ba(OH)2    (6) Fe2(SO4)3  + Ba(NO3)2  .

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

 A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (3), (5), (6). D. (2), (3), (4), (6).

 Câu 13. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

 A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

 Câu 14. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2  0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

 A. 2. B. 6. C. 1. D. 7.

 u 15. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

 A. 1,0. B. 12,8. C. 1,2. D. 13,0.

 Câu 16. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

 A. 0,12. B. 0,15. C. 0,03. D. 0,30.

Câu 17. Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3  tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A.  17,1. B. 19,7. C.  15,5. D. 39,4.

 Câu 18. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

 A. 0,01 và 0,03. B. 0,02 và 0,01. C. 0,05 và 0,01. D. 0,02 và 0,05.

 Câu 19. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3  (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là

 A. 0,075. B. 0,12. C.0,06. D. 0,04.

 Câu 20. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3  và BaCl2  có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa.

 A. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. B. NaCl.

 C. NaCl, NaOH.  D. NaCl, NaOH, BaCl2.

 Câu 21. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2  là:

 A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.

 C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. D. HNO3, NaCl, Na2SO4.

 Câu 22. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-,   NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa;.

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).

 A. 7,04 gam. B. 3,73 gam. C. 3,52 gam. D. 7,46 gam

Câu 23. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là

 A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Cu.

Câu 24: Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3-, a mol OH- và b mol Na+. Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:             

            A. 16,8 gam.  B. 3,36 gam.  C. 4 gam.  D. 13,5 gam.

Câu 25: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9g muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,35.   B. 0,3 và 0,2.   C. 0,2 và 0,3.   D. 0,4 và 0,2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET