Chuyên đề: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy hóa học vô cơ lớp 9

 

ĐỀ TÀI:

LỒNG GHÉP CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY

HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 9.

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.

Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy rằng: Hoá học là bộ môn khoa học rất quan trọng trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Môn hoá học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, là giáo viên bộ môn hoá học thì cần hình thành ở các em học sinh một kỹ năng cơ bản, phổ thông, thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học lên cao và đi vào cuộc sống lao động.

Tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với HS ở THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi HS có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. Chính vì vậy, Tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:

  Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.

  Hai làGiảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.

  Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh.

 Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức hóa học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.

Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: Lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy hóa học vô cơ lớp 9”, áp dụng cho chương trình hóa học lớp 9 cấp THCS.

II. Mục đích nghiên cứu.

 Trước khi đưa đề tài vào giảng dạy tôi có khảo sát học sinh khối 9 vào tháng 2/2014 về mức độ yêu thích môn học, kết quả như sau:

Lớp

Số học sinh

Thích bộ môn

Bình thường

Không thích

9

72

24

31

17

Tỉ lệ %

100%

33,3%

43,1%

23,6%

 

Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài với mục đích:

Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 9.

 Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 9 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

 1.  Đối tượng nghiên cứu:

 Học sinh học môn hóa học 9 ở trường THCS Bắc Sơn.

 Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.

2. Phạm vi nghiên cứu

 Các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 9.

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau:

1. Những vấn đề lí luận về lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế trong giảng dạy môn hóa học 9

2. Thực trạng về trình độ và điều kiện học tập của học sinh.

3. Từ việc nghiên cứu vận dụng của đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Bắc Sơn.

V. Phương pháp nghiên cứu.

-  Nêu vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự học và thảo luận theo nhóm học tập.

-  Giáo viên giải đáp thắc mắc, tổng kết.

 

 

 

 

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận.

Đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao  hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép giải thích các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em.

Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn  của giáo viên học sinh thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình sau:

Thu thập thông tin: Thông qua việc tự làm thí  nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm do giáo  viên biểu diễn, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem tranh ảnh, ôn lại những kiến thức đã học, học sinh sẽ thu được những thông tin cần thiết về  các hiện tượng hóa học cần học.

Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ  vào thông tin đã  thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.

 Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học,  học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn.

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng bài giảng cụ thể giáo viên  có thể lồng ghép giải thích các hiện tượng trong thực tế vào bài dạy của mình cho phù  hợp như:

* Lồng ghép vào phần mở bài:

      Ví dụ: Trước khi vào giảng dạy bài: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, giáo viên có thể nêu vấn đề vào bài với câu hỏi: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?

* Lồng ghép trong quá trình giảng dạy:                                                                              

Ví dụ: Khi dạy xong phần tính chất vật lí của axit sunfuric giáo viên có thể cho học sinh trả lời câu hỏi:

Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?

* Lồng ghép khi kết thúc bài học

Ví dụ: Khi giảng dạy xong bài; phân bón hóa học giáo viên có thể cho học sinh giải thích câu ca dao sau:

                         “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

                   Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

II. Thực trạng về mức độ và điều kiện học tập của học sinh.

Khi chuẩn bị thực hiện đề tài này, học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn hóa học của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, định luật… Học sinh chưa biết và vận dụng… chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này. Đặc biệt là trường chưa có phòng thực hành bộ môn nên các tiết thực hành chỉ dừng lại ở mức độ thí  nghiệm biểu diễn của giáo viên vì vậy không tạo được mục tiêu thúc đẩy ý thức học tập cũng như sự yêu thích bộ môn cho học sinh.

Để áp dụng đề tài vào trong giảng dạy tôi đã thực hiện một số hoạt động sau:

- Điều tra về mức độ, thái độ của học sinh về nội dung của đề tài: điều kiện học tập của học sinh.

- Xác định mục tiêu, chọn lọc các trường hợp cần nhận biết, xây dựng nguyên tắc áp dụng cho mỗi trường hợp, lựa chọn các câu hỏi cần thiết liên quan đến từng nội dung bài và dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi thực hiện.

- Sưu tầm tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.

III. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những  nội dung, hiện tượng trong thực tế có liên quan đến các bài học trong chương trình  hóa học 9 và phân bố chúng vào cụ thể từng bài  học như sau:

Bài 1: Tính chất hóa học của Oxit, khái quát về sự phân loại oxit.

  Ví dụ 1: Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?

Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

                                     2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

                                      2NO + O2 → 2NO2

                                      4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó  H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

- Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):                                             

                               CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

                                         CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Áp dụng: Nêu vấn đề khi  vào học bài mới.

Bài 2: Một số oxit  quan trọng

Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?

Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:

CaO  +  H2O Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài.

Bài 3: Tính chất hóa học của axit.

Ví dụ 1: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ ?

Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ pH của dung dịch thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi tác dụng với chất chỉ thị màu.

Bài 4: Một số axit quan trọng.

Ví dụ 1:  Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?

Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua.

Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric. 

Ví dụ 2: Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?

Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.

Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.

Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc.

Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. 

Ví dụ 1: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ?

Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số n trùng khác) có axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của bazơ

Bài 8: Một số Bazơ quan trọng.

Ví dụ 1: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?

Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho

nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng

khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

    Ca(OH)2  +  CO2   CaCO3 + H2O

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi hiđroxit.

Ví dụ 2: Tại sao những người có thối quen ăn trầu thì luôn có lợi và hàm răng chắc khỏe?

Giải thích: Trong miếng trầu có vôi Ca(OH)2 chứa Ca2+ và OH- làm cho quá trình tạo men răng (Ca5(PO4)3OH) xảy ra thuận lợi:

5Ca2+ + 3PO43- + OH-  Ca5(PO4)3OH

Chính lớp men này chống lại sâu răng.

Ví dụ 3: Tại sao ăn trầu phải có đủ cau, trầu và vôi, nhất là không thể thiếu vôi ?

Giải thích: Trong lá trầu có chứa tinh dầu, trong hạt cau có chứa một chất gọi là arecolin, chất này có tính độc. Không có vôi miếng trầu không thể chuyển sang màu đỏ, vôi là chất kiềm khi tác dụng với arecolin làm chất này chuyển thành arecaidin không độc mà có tác dụng gây hưng phấn, ấm áp làm cho da mặt hồng hào, môi đỏ thắm, chống cảm cúm, diệt khuẩn làm sạch miệng, làm chặt chân răng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần tích hợp bảo vệ sức khỏe ở Bài 8:

Ví dụ 4: Bột nở là chất gì mà có thể làm cho bánh to ra và xốp được ?

Giải thích: (NH4)2CO3 được dùng làm bột nở vì khi trộn thêm bột mì hoặc các bột khác, lúc nướng bánh (NH4)2CO3 phân hủy thành các chất khí và hơi làm cho bánh xốp và nở.

(NH4)2CO3  NH3+ CO2 + H2O

Bài 9: Tính chất hóa học của muối.

Ví dụ 1: Tại sao khi nấu nư­ớc giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?

Trong tự nhiên n­ước ở một số vùng là n­ước cứng tạm thời, là nư­ớc có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :

                   Ca(HCO3)2        CaCO3   +     CO2   +   H2O

                   Mg(HCO3)2       MgCO3   +     CO2   +   H2O

CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 l­ượng dấm (CH3COOH 5%) và rư­ợu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Ví dụ 2: Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:

                                         NaHCO3  +   HCl       NaCl  + H2O + CO2

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Bài 10: Một số muối quan trọng.

Ví dụ 1: Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?

Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ

bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên.

Ví dụ 2: Muối ở biển có từ đâu ?

Giải thích: Các con sông, suối, …Các dòng n­ước trên lục địa đều chảy về biển, đại d­ương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nư­ớc biển ngày càng nhiều theo thời gian, trong đó  nhiều nhất là NaCl, MgCl2 và một số ít muối khác tạo nên muối biển.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên.

Ví dụ 3: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trư­ớc một ít muối ăn (NaCl)?

Giải thích: Do nhiệt độ sôi của nư­ớc ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt độ của nư­ớc muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC. Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của n­ước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và xanh hơn.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Ví dụ 4: Vì sao nước mắt lại mặn ?

Giải thích: Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Ví dụ 5: Tại sao phải ăn muối iot ?

Giải thích: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.

Bài 11: Phân bón hóa học.

Ví dụ 1: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?

Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Ví dụ 2: Cao dao Việt Nam có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như­ thế nào?

Giải thích: Câu ca dao nhắc nhở ng­ười làm lúa:

Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận m­ưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.

Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

                                           N2   +   O2    Tia lửa điện  2 NO

Sau đó:               2NO   +     O2               2NO2

Khí NO2 sẽ tan trong nước­a: 

                                                    NO2  +  H2O  + O2          HNO3

                                                    HNO3         H  +    NO3+

Nhờ hiện tư­ợng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.

 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Bài 12: Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ.

Ví dụ 1: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?

Giải thích: Thành phần của bột vôi  gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại.

Ví dụ 1: Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?

Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính dẫn điện  của kim loại.

Bài 16: Tính chất hóa  học của kim loại.

Ví dụ 1:Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên?

Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi.

                                                            Hg  +   S         HgS

Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Ví dụ 2:Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.

                                        4 Ag + O2  + 2 H2S         2Ag2S  +  2 H2O

Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Câu 1:Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?

Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O

                                        (đen)

Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

Bài 18: Nhôm.

Ví dụ 1: Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến

thành màu xám đen ?”

Giải thích: Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.

Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.

Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không  bị ăn mòn.

Ví dụ 1: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?

Giải thích: Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:

                                          2Fe  +    O2    +   2H2O    Không khí ẩm    2Fe(OH)2

                                        4Fe(OH)2    +    O2    +   2H2      4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài.

Bài 25: Tính chất của phi kim.

Ví dụ 1: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?

Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

                         2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.

Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Bài 26: Clo.

Ví dụ 1: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo ?

Giải thích: Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:

   Cl2 + H2  HCl  +  HClO

Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.
           Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Ví dụ 2 :Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?

Giải thích: Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.

                                                 H2O  + Cl2          HCl   +   HClO

HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Bài 27: Cacbon.

Ví dụ 1: Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?

Giải thích: Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Ví dụ 2: Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi ?

Giải thích: Do than củi xốp, có tính hấp phụ nên hấp phụ hơi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính hấp phụ của cacbon.

Bài 28: Các oxit của cacbon.

Ví dụ 1: Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?

Giải thích: Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản

phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Ví dụ 2: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra

Giải thích: Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.

 Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Ví dụ 3: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?

Giải thích: Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố phần cacboxit.

Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat.

Ví dụ 1: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào ?

Giải thích: Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá theo phương trình:

                 CaCO3  +  CO2  + H2O Ca(HCO3)2

 Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:

                           Ca(HCO3)2 CaCO3  +  CO2  + H2O

Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng
 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Ví dụ 2: Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?

Giải thích: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :

    CaCO3  +  CO2  + H2O Ca(HCO3)2

Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat.

Ví dụ 1: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?

Giải thích: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi :

                        SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.

CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)

                    Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.

 

 

 

Sau khi tôi áp dụng đề tài vào năm học 2014-2015, tôi có khảo sát học sinh thì thấy kết quả khá tốt, cụ thể là:

Lớp

Số học sinh

Thích môn học

Bình thường

Không thích

9

78

59

11

8

Tỉ lệ %

100%

76%

14%

10%

 

C.   KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình dạy học: Người thầy  ngoài năng lực, khả năng sư phạm đã có cần phải luôn luôn tích lũy, rút ra những kinh nghiệm dù rất nhỏ. Phải tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm từ sách báo, tài liệu tham khảo và  chính sau những tiết dạy.

Biết vận dụng các kinh  nghiệm đã được tích lũy vào quá trình giảng dạy thì hiệu quả dạy học sẽ  không ngừng được nâng lên.

Nội dung  bài viết còn chưa đầy đủ song nó đã giúp bản thân trong các tiết dạy của môn  hóa học 9. Kết quả bước đầu cho thấy rằng học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, hoạt động giữa thầy và trò sôi nổi hơn hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là nhiều em học sinh học lực trước đây yếu kém nay đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của bản thân liên quan đến bài học.

Bản thân cố gắng tích lũy, bổ sung để bài viết này ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn, giúp ích cho bản thân một cách thiết thực trong việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.

Tôi rất mong hội đồng khoa học nhà trường và của cấp trên góp ý, bổ sung hoàn chỉnh hơn để giúp bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

                                                                                    Người viết chuyên đề.

 

                                                                                 

 

                                                                                       Nguyễn Văn Thượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục

  1. Phần mở đầu                                                                  Trang: 1
  1. Lí do chọn đề tài                               Trang: 1
  2. Mục đích nghiên cứu                      Trang: 2
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                       Trang: 2
  4. Nhiệm Vụ Nghiên cứu                                           Trang: 2
  5. Phương Pháp nghiên cứu                      Trang: 2
  1. Phần nội dung                                                    Trang: 3
  1. Cơ sở lí luận                                     Trang: 3
  2. Thực trạng                                                 Trang: 4
  3. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn               Trang: 4
  1. Phần Kết luận và kiến nghị                               Trang: 14

 

 1

GV: Nguyễn Văn Thượng                                                                      Trường THCS Bắc Sơn

nguon VI OLET