MA.VUONG
ĐỀ 02
ĐỀ KHẢO SÁT LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021 - THPT PHỤ DỰC
MÔN: VẬT LÝ - ĐỀ @02
( Đề gồm 40 câu trắc nghiệm làm trong thời gian 50 phút )


Họ tên học sinh:...............................................................................lớp...........................
( khoanh tròn câu trả lời đúng)

Cho biết. hằng số Plăng h = 6,625.10‒34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10‒19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1 u = 931,5 MeV/c2; NA = 6,02.1023 nguyên tử/mol.

Câu 1: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau. B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau. D. với cùng biên độ.
Câu 2: Nếu đổi cả chiều dòng điện qua đoạn dây dẫn và cả chiều của đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. có chiều ngược lại với ban đầu. B. có chiều không đổi.
C. có phương vuông góc với phương ban đầu. D. triệt tiêu.
Câu 3: Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?
A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
C. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
D. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
Câu 4: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.
D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
Câu 5: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 6: Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?
A. Chất lỏng. B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất lớn. D. Chất khí ở áp suất thấp.
Câu 7: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn  do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn  do có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn  do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn  do có mất mát năng lượng.
Câu 8: Có bốn bức xạ. ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia . Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là.
A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia , tia hồng ngoại.
B. tia , tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia , tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
D. tia , ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 9: Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong mỗi cuộn dây của stato có giá trị cực đại là E0. Khi suất điện động
nguon VI OLET