BÀI VIẾT VỀ GƯƠNG MẶT NHÀ TRƯỜNG, GƯƠNG SÁNG NHÀ GIÁO

Người thực hiện: Đoàn Thanh

 

SUỐT ĐỜI CỐNG HIẾN

 

Ai cũng có một thời cắp sách đến trường, và trong suốt thời kì ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta thường được rất nhiều thầy cô giáo giảng dạy. Mỗi thầy cô thường có một thế mạnh riêng về dạy dỗ và quản lí học sinh. Do vậy trong kí ức của mỗi người thường đầy ắp những hình ảnh tốt đẹp về thầy cô của mình. Tôi may mắn sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình. Những năm đầu đi học để lại cho tôi nhiều kỉ niệm nhất, kỉ niệm về một thời khó khăn của đất nước, kỉ niệm về những người thầy người cô trong gian khó nhưng hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục của quê hương.

Trong các thầy cô đã dạy tôi ở bậc Tiểu học, người cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Trần Thị Duyên. Cô vào ngành giáo dục vào những năm đầu khi quê hương được giải phóng, những năm đó cơ sở vật chất trường lớp tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn phải tận dụng cơ sở từ trước giải phóng để lại, phòng ốc chắp vá, bàn ghế hư hỏng nhiều lại không đủ về số lượng. Hơn nữa độ tuổi của học sinh cũng không đồng đều, lương hướng giáo viên ba cọc ba đồng, phương tiện đi lại không có. Tôi nhớ rất rõ ngày đó bọn học trò chúng tôi đi học chỉ có một vài quyển vở giấy ố vàng, vài quyển sách, chân không dép và phải đi sớm mới có chỗ ngồi học nếu không phải đứng vì đủ bàn nhưng thiếu ghế. Trường lớp xuống cấp phải sửa chữa thế là lớp học phải chuyển đến nhà kho của đội sản xuất để học. Phòng ẩm thấp, thiếu ánh sáng thật là vất vả.

Cơ sở, đời sống giáo viên khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ cô chịu lùi bước, mỗi lần đến lớp chúng tôi đã thấy cô đến trước mặt dù nhà cô cách khá xa trường ( khoản 3km). Việc đầu tiên là hướng dẫn chúng tôi dọn vệ sinh lớp học tham hỏi về gia đình từng đứa, giải thích những thắc mắc về bài vở của tụi học trò chúng tôi và cứ như thế hết ngày này qua tháng nọ cô như người mẹ thứ hai giúp chúng tôi đứng vững trên đôi chân non nớt của mình. Hồi đó cô còn trẻ mới lập gia đình còn trong độ tuổi sinh nở bao gánh nặng công tác, công việc gia đình dồn lên đôi vai nhỏ bé của cô, đến bây giờ khi đã lớn đôi lúc tôi tự nghĩ động lực nào đã giúp cô trụ vững trước những khó khăn để đến với bao thế hệ học trò thân yêu.

Đất nước ngày một thay da đổi thịt, đời sống của người giáo viên dần được cải thiện. Đời sống của cô cũng qua đi những lo toan vất vả, có điều kiện cô còn thêm yêu nghề, yêu lớp dù được phân công bất cứ nhiệm vụ gì cô cũng tận tâm đem hết công sức hoàn thành tốt công việc được giao. Bao thế hệ học trò được cô dạy dỗ đã khôn lớn và trưởng thành


Không những giỏi việc trường, cô còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình con cái học giỏi, gia đình trên thuận dưới hòa, trong ngoài yên ấm.

Năm 2008 cô xin nghỉ hưu trước tuổi về sống cùng gia đình, để có điều kiện chăm sóc con cháu và chăm sóc sức khỏe bản thân. Khi được hỏi “ Sao cô không công tác cho đến lúc về hưu chính thức mà về sớm”. Cô cười vui vẻ trả lời: “ Cô đã lớn tuổi, sức khỏe ngày còn đi xuống, nghĩ để tạo điều kiện cho lớp trẻ có cơ hội làm việc và trưởng thành”. Câu trả lời ngắn gọn nhưng cũng thể hiện tấm lòng đầy trách nhiệm với công việc với thế hệ đi sau. 

 

                                                                                  Tháng 11 năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Phòng GD – ĐT Duy Xuyên

Trường Tiểu học Duy Phú

Tổ chuyên môn: 1-2

 BÀI VIẾT VỀ GƯƠNG MẶT NHÀ TRƯỜNG, GƯƠNG SÁNG NHÀ GIÁO

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh

 

SUỐT ĐỜI CỐNG HIẾN

 

Mỗi người đều có một thời cắp sách đến trường và trong suốt thời kì ngồi trên ghế nhà trường thường mỗi chúng ta thường được rất nhiều thầy cô giáo giảng dạy. Mỗi thầy cô thường có một thế mạnh riêng về dạy dỗ và quản lí học sinh. Do vậy trong kí ức của mỗi người chứa đầy ắp những hình ảnh tốt đẹp về thầy cô của mình. Tôi may mắn sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình. Những năm đầu đi học để lại cho tôi nhiều kỉ niệm . Kỉ niệm về một thời khó khăn của đất nước, kỉ niệm về những người thầy người cô trong gian khó nhưng hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục của quê hương.

Trong các thầy cô đã dạy tôi ở bật tiểu học, người cô để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là cô Tuyết(dạy trường Tiểu học số 1 DUY HÒA vừa nghỉ hưu). Cô vào ngành khi quê hương được giải phóng, những năm đó cơ sở vật chất trường lớp tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn phải tận dụng cơ sở từ trước giải phóng để lại, phòng ốc chắp vá, bàn ghế hư hỏng nhiều lại không đủ về số lượng. Hơn nữa độ tuổi của học sinh cũng không đồng đều, lương hướng giáo viên ba cọc ba đồng, phương tiện đi lại không có. Tôi nhớ rất rõ ngày đó bọn chúng tôi đi học trường học rất tạm bợ, lớp tôi phải học ca trưa vì không có phòng. Đời sống giáo viên rất khó khăn nhưng chưa bao giờ cô chịu lùi bước. Mỗi lần đến lớp, chúng tôi đã thấy cô đến trước, mặc dù nhà cô cách   trường khá xa (cô đi bộ khoảng3km. Ngày nào đến sớm cô cũng hướng dẫn chúng tôi dọn vệ sinh lớp học, thăm hỏi về gia đình từng đứa, giải thích những thắc mắc về bài vở chúng tôi cần trao đổi và cứ như thế hết ngày này qua tháng nọ cô như người mẹ thứ hai giúp chúng tôi đứng vững trên đôi chân non nớt của mình. Hồi đó, cô còn trẻ mới lập gia đình, còn trong độ tuổi sinh nở, bao gánh nặng công tác, công việc gia đình dồn lên đôi vai nhỏ bé của cô. Đến bây giờ khi đã lớn đôi lúc tôi tự n động lực nào đã giúp cô vượt qua khó khăn để đến lớp với tâm hôn hăn say như thế, chắc hẳn là lòng yêu nghề .

Đất nước ngày một thay da đổi thịt, đời sống của người giáo viên dần dần được cải thiện. Đời sống của cô cũng qua đi những lo toan vất vả. Có điều kiện cô còn thêm yêu nghề, yêu lớp dù được phân công bất cứ nhiệm vụ gì cô cũng tận tâm đem hết công sức hoàn thành tốt công việc được giao. Bao thế hệ học trò được cô dạy dỗ đã khôn lớn và trưởng thành


.

Không những giỏi việc trường, cô còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình con cái học giỏi và đã thành đạt, gia đình trên thuận dưới hòa, trong ấm ngoài êm.

Năm 2010 cô xin nghỉ hưu trước tuổi về sống cùng gia đình, để có điều kiện chăm sóc con cháu và chăm sóc sức khỏe bản thân. Khi được hỏi “ Sao cô không công tác cho đến lúc về hưu chính thức mà về sớm”. Cô cười vui vẻ trả lời: “ Cô đã lớn tuổi, sức khỏe ngày còn đi xuống, nghỉ để tạo điều kiện cho lớp trẻ có cơ hội làm việc và trưởng thành”. Câu trả lời ngắn gọn nhưng cũng thể hiện tấm lòng đầy trách nhiệm với công việc và với thế hệ đi sau.

 

                                                     Duy Phú, ngày 11 tháng 11 năm 2010  

                                             Người thực hiện :

 

                                                                                     Nguyễn Thị Minh                           

nguon VI OLET