Nguyễn Đình Nguyên-SP.Vật Lý K06                                                                               :01692.00.83.84

 

CON LẮC ĐƠN

------------

 

Bài 1: Một con lắc đơn có khối lượng m=10kg,chiều dài l=2m. Góc lệch cực đại của nó so với phương thẳng đứng là 100=0,175 rad. Tính cơ năng của con lắc và vận tốc của quả nặng khi nó ở vị trí thấp nhất.

 

Bài 2: Con lắc đơn có chiều dài l=1m dao động tai nơi có g=10,vật nặng có khối lượng m=500g.

a)     Đưa con lắc tới góc lệch 0=0,10 rad và buông nhẹ. Tính chu kỳ dao động và năng lượng dao đông.

b)    Do ma sát nên khi thực hiện được 50 dao động,biên độ chỉ còn 0,05rad. Tính năng lượng hao hụt. Để duy trì dao động của con lắc sử dụng động cơ nhỏ công suất tối thiểu là bao nhiêu?

 

Bài 3: Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T=2s.

a)     Tính chiều dài của con lắc (lấy g=10=)

b)    Biên độ góc là m=0,1rad. Viết phương trình dao động của con lắc. Chọn t=0, s0=s.

c)     Tính thời gian ngắn nhất để con lắcđể con lắc đi từ vị trí có góc lệch 1=0,05rad đến vị trí 2=0,1rad.

 

Bài 4: Con lắc đơn gồm quả cầu m=0,1kg treo vào điểm A bằng dây l=5m. Đưa quả cầu ra khỏi vị trí cân bằng góc 0=90 rồi buông cho dao động tự do. Lấy g=10=.

a)     Viết pt dao động. Tính động năng của nó sau khi buông một thời gian t=s.

b)    Xác định cơ năng toàn phần của con lắc.

c)     Thực tế,do ma sát nên con lắc dao đọng tắt dần,sau 4 chu kỳ dao động biên độ của nó chỉ còn 80. Cho biết biên độ giãm dần theo cấp số nhân lùi vô hạn. Tính năng lượng cần cung cấp cho con lắc trong 1 tuần lễ để con lắc dao động với biên độ 90.

 

Bài 5: Con lắc đơn dài l=0,4m,vật m=200g,VTCB cách đất 0,45m lấy g=10.

a)     Kéo con lắc lệch 600 rồi buông nhẹ. Tính vận tốc vật khi lực căng là 4N.

b)    Giả sử,đúng lúc trên dây bị dứt.Tim pt quỹ đạo và tầm xa của vật.

 

Bài 6: Con lắc đơn dài l=1m,g=9,8 dao động điều hòa với biên độ nhỏ

a)     Tính chu kỳ.

b)    Phía dưới điểm dây treo đóng 1 cái đinh tại vị tri O cách OO=50cm sao cho con lắc vấp phải đinh khi dao động. Tìm chu kì của con lác trong trường hợp này. Chu kỳ của con lắc sẽ thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên 50cm?

 

Bài 7: Quả cầu m=2kg treo ở đầu một sợi dây không giãn,bỏ qua ma sát,g=10

a)     Kéo quả cầu lệch góc 0 rồi buông nhẹ. Tính lực căng dây cực đại khi0=600.

b)    Tìm  0 để khi vật dao động Tmax=3P.

c)     Thay dây treo bằng lò xo nhẹ K=500N/m,chiều dài tự nhiên l0=0,6m lò xo có thể dao động theo phương thẳng đứng. Kéo lò xo lệch khỏi phương thẳng đứng góc =900 rồi thả,lúc thả lò xo không bị biến dạng. Xác định độ giãn của lò xo khi vật qua VTCB.

Bài 8:   a) Con lắc đơn l1 có chu kỳ dao động T1=0,3s, con lắc l2 có chu kỳ dao động T2=0,4s. Tìm chu kỳ của con lắc l=l1+l2 và con lắc l=l1-l2 tại nơi đó

             b)Hai con lắc đơn có chiều dài hơn kém nhu 22cm. Trong cùng khoảng thời gian con lắc 1 thực hiện 20 dao động, con lắc 2 thực hiên được 25 dao động. Tìm chiều dài mỗi con lắc.

Bài 9: Con lắc đồng hồ có chu kỳ đúng ở 250C trên mặt đất. Dây treo làm bằng kim loại có =2.10-5K.

a)     Hỏi ở 150C, mỗi ngày đêm đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?

b)    Đưa con lắc lên 5km nó vẫn chạy đúng. Tại sao? Tính nhiệ đọ tại đó (R=6400km).

Bài 10: Đồng hồ quả lắc chạy đúng khi nhiệt độ 300C. Con lắc đồng hồ coi như là con lắc đơn có chiều dài ở 00C là 50cm. Hệ số nở dài =2.10-5K.

a)     Vào mùa lạnh,nhiệt độ 200C đồng hồ chạy nhanh hay châm bao nhiêu trong 1 ngày đêm?

b)    Quả nặng con lắc có thể dịch chuyển dọc thang treo theo một đường xoắn ốc có bước ốc là 0,5mm để đồng hồ chạy đúng vào mùa lạnh thì phải xoay ốc góc bao nhiêu? Theo chiều nào?

Bài 11: Một con lắc dao động tại Hà Nội với chu kỳ 2s. Tính chu kỳ dao động của con lắc khi đưa vào TPHCM. Cho gHN=9,7926, gTPHCM=9,7867. Nếu đưa con lắc thừ Hà Nội vào TPHCM thì phải điều chỉnh chiều dài như thế nào để đồng hồ vẫn chạy đúng?

 

Bài 12: Người ta đưa một con lắc đồng hồ từ Trái Đất lên Mặt Trăng mà không điều chỉnh lại. Theo đồng hồ này trên Mặt Trăng thì thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng là bao nhiêu? Cho gMT=g.

 Bài 13: Con lắc đơn của đồng hồ có chu kỳ dao động 2s ở ngang mực nước biển.

a)     Tính chu kỳ ở độ cao 3200m (coi nhiệt độ không đổi).

b)    Con lắc được đưa xuống giếng mỏ. Độ biến thiên chu kỳ bằng ¼ trường hợp trước. Tính độ sâu của giếng. Cho R=6400km.

Bài 14: Con lắc đơn dài 40cm treo vật 10g mang điện q=100F đặt giữa hai bản kim loại phẳng đặt thẳng đứng cách nhau 10cm.

a)     Tính chu kỳ

b)    Nối hai bản với hiệu điện thế 40V. Xác định vị trí cân bằng mới của con lắc và chu kỳ dao động nhỏ.

Bài 15: Con lắc đơn m=100g có chu kỳ dao động nhỏ ở mặt đất là 2,000s. Cho g=9,8.

a)     Tình chiều dài con lắc.

b)    Tính chu kỳ dao động ở độ cao h=6,4km. Coi nhiệt độ không đổi, R=6400km.

c)     Con lắc dao động ở mặt đất, vật mang điện tích q đặt trong , E=9810V/m, khi chu kỳ của con lắc đúng bằng chu kỳ ở độ cao h. Tính q.

Bài 16: Con lắc đơn m=1g tích điện |q|=5,66.10-7 C treo vào dây dài 1,4m trong có phương ngang tại g=9,79 vị trí cân bằng của con lắc hợp với phương thẳng đứng góc 300.

a)     Tính E, lực căng dây ở VTCB.

b)    Cho con lắc dao động nhỏ. Tính chu kỳ.

c)     Đột ngột đổi chiều . Con lắc chuyển động như thế nào? Tính Eđmax.

Bài 17: Một con lắc đơn dài 1,73m dao động trên chiếc xe lăn không ma sát xuống dốc nghiêng 300 so với phương ngang.

a)     Xác định gia tốc của xe và vị trí cân bằng của con lắc.

b)    Xác định chu kỳ dao động nhỏ. Cho g=10.

Bài 18: Con lắc đơn có chu kỳ T=1,5s tại nơi có g=9,8. Treo con lắc vào trần thang máy. Tính chu kỳ dao động trong các trường hợp:

a)     Thang máy đi lên nhanh dần đều với a=0,6

b)    Thang máy đi xuống đều.

c)     Thang máy đi lên chậm dần đều với a=0,6.

Bài 19: Con lắc đồng hồ chính xác trong bình chân không , vật nặng làm bằng kim loại có khối lượng riêng dck=8,5,chu kỳ đúng là 2s. Tính sai lệch của đồng hồ trong 1 ngày đêm nếu bình chứa không khí. Cho dkk=1,25,g=10.

Bài 20: Thanh treo con lắc đồng hồ có =2.10-5K-1. Quả nặng có d=8450 đồng hhoof chạy đúng tại t=200C khi con lắc dao động trong không khí.

a)     Hỏi tại nơi đó,ở 200C con lắc đặt trong chân không thì mỗi ngày đêm đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?

b)    Phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu thì trong chân không đồng hồ vẫn chạy đúng. Cho dck=1,3.

 

 

Goodluck to you!!!

nguon VI OLET