PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN
Thời lượng dự kiến:5tiết
Ngày giảng
Tiết theo KHDH
Tên hoạt động

11B2: 19/9/2020
11B3: 19/9/2020
11B4: 16/9/2020
8
A: hoạt động khởi động
B: hoạt động hình thành kiến thức 1: phương trình sin x = a

11B2: 22/9/2020
11B3: 22/9/2020
11B4: 21/9/2020
11
hoạt động hình thành kiến thức 2: phương trình cos x = a

11B2: 23/9/2020
11B3: 24/9/2020
11B4: 22/9/2020
12
hoạt động hình thành kiến thức 3: phương trình tan x = a

11B2: 26/9/2020
11B3: 24/9/2020
11B4: 22/9/2020
13
hoạt động hình thành kiến thức 4: phương trình cot x = a

11B2:
11B3:
11B4:
14
C: hoạt động luyên tập
D: hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nắm được điều kiện của a để các phương trình sinx = a và cosx = a có nghiệm.
Biết cách viết công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản trong trường hợp số đo được cho bằng radian và bằng độ.
Biết cách sử dụng các kí hiệu arcsina, arccosa, arctana, arccota khi viết công thức nghiệm của phương trình lượng giác.
2. Kĩ năng
Giải thành thạo các PTLG cơ bản.
Giải được PTLG dạng sinf(x) = sina, cosf(x) = cosa.
Tìm được điều kiện của các phương trình dạng: tanf(x) = tana, cotf(x) = cota.
3.Về tư duy, thái độ
Biết phân biệt rõ các khái niệm cơ bản và vận dụng từng trường hợp cụ thể.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
4.Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều
chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân
tích được các tình huống trong học tập.
Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc
sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được
giao.
Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có
thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng
góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu,…
Kế hoạch bài học.
2. Học sinh
Đọc trước bài.
Kê bàn để ngồi học theo nhóm.
Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục tiêu:Tạo ra tình huống để học sinh tiếp cận khái niệm phương trình lượng giác cơ bản và một số ví dụ minh họa cho phương trình sinx = a, cosx=a, tanx=a, cotx =a.

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

+ Chuyển giao: Hôm trước các em đã được học các hàm số lượng giác và các tính chất của nó, ở lớp 10 các em đã được học các công thức lượng giác. Sau đây hãy trả lời các câu hỏi sau:
-Tình huống 1: Với mỗi điểm M trên đường tròn lượng giác ta xác định được bao nhiêu góc (cung) lượng giác có điểm đầu là điểm A, điểm cuối là điểm M.
-Tình huống 2:Với mỗi số thực m ta tìm được bao nhiêu điểm M(x,y) để: ++
-PTLG cơ bản có dạng:
sinx = a, cosx = a,
tanx = a, cotx = a
( Giải PTLG là tìm tất cả các giá trị của ẩn số thoả mãn pt đã cho. Các giá trị này
nguon VI OLET