Giúp các em tham gia tốt cuộc thi Áng tem thư kể chuyện Bác Hồ:

 

ÁNG TEM THƯ KỂ CHUYỆN BÁC HỒ

 

Câu 1 : Vào các năm chẵn kỷ niệm Ngày sinh của Bác, Bưu điện Việt Nam được phát hành tem. Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau đây theo trình tự phát hành. Nếu có thể, em hãy viết chú thích thật hay, thật ngắn cho mỗi mẫu tem.

Tem 1 : Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-1990) của họa sĩ Trần Thế Vinh.

Tem 2 : Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-1975) của họa sĩ Trịnh Quốc Thụ.

Tem 3 : Kỷ niệm 70 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-1960) – Thiếu nhi chúc thọ Bác Hồ của họa sĩ Nguyễn Thế Vinh.

Tem 4 : Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2000) của họa sĩ Hoàng Thúy Liễu.

 

Câu 2 : Trên blốc tem số 5 giới thiệu các địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, em biết gì về các địa danh đó ?

Trong danh mục Tem Bưu chính Việt Nam (1945-2005) đây là blốc 78 mang mã số 591B trong Bộ tem kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-1990) do họa sĩ Trần Thế Vinh thiết kế, được phát hành ngày 11-5-1990, có hình ảnh Bác Hồ rất đẹp dưới cờ đỏ sao vàng ở chính giữa ; bên trái, bên phải mỗi bên có 4 ảnh từ trên xuống dưới,  trái sang phải.

Ảnh trái :

  1. Nhà ở bên họ ngoại Bác Hồ ở làng Hoàng Trù, thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Đây là quê cụ Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ.
  2. Cảng Nhà Rồng – nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Cảng Nhà Rồng đã được tu bổ, xây dựng có 2 tầng, lưu giữ các tài liệu, vật phẩm liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
  3. Đây là tàu đi biển của Pháp tên là La-tút-sơ Tơ-rê-vini (Latuts Trevini). Rời khỏi cảng Nhà Rồng, Bác đã làm thợ đốt than dưới hầm tàu khói bụi ngột ngạt, rất vất vả..
  4. Hình vẽ trên blốc tem là ngõ Công Poăng, thủ đô Pari (Pháp). Hàng ngày phải đi làm xa gió rét, tối về, Bác đã đặt nhờ viên gạch cạnh bếp nhà chủ để lấy hơi ấm sưởi qua ngày đông giá lạnh. Chính tại nơi đây, Bác đã viết ra những bài báo phê phán sự lừa bịp, đàn áp bóc lột công nhân của Thực dân Pháp (Le Paria, Con Rồng Tre, Đường  cách mệnh)

Ảnh bên phải :

  1. Đây là căn nhà tạm trú của Bác ở đường Văn Minh thuộc tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) gần biên giới Việt Trung. Hơn 30 năm lao động và học tập ở nhiều nước, Bác thầy rằng : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Khi Bác tìm đường qua Trung Quốc về Việt Nam, Bác bị chế độ Tưởng Giới Thạch bắt 377 ngày (29-8-1942 – 10-9-1943) phải tù đày gian khổ. Bác đã viết được 133 bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù”.

  1. Đây là mẫu tem Nán (túp lều) ở Cao Bằng. Đề phòng bị giặc Pháp bắt, nhân dân Cao Bằng đã làm nán  để Bác ở năm 1944 đến đầu năm 1945. Chính cái nán bé nhỏ này Bác đã viết kế hoạch Tổng khởi nghĩa 8-1945.
  2. Đây là đình Tân Trào, thuộc huyện Bắc Sơn (Thái Nguyên). Tháng 6-1945, tại đây Bác đã tập hợp được những người yêu nước bàn và phân công cụ thể hành động Tổng khởi nghĩa, làm cuộc cách mạng tháng 8-1945 thành công.

Đây là ngôi nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch. Hà Nội giải phóng, Bác được bầu làm Chủ tịch nước, song Bác vẫn sống giản dị như một ông lão nông với bàn ghế, giường, tủ đơn sơ, mộc mạc.

 

Câu 3 : Thực hiện “Năm điều Bác Hồ dạy”, thiếu nhi Việt Nam đã tham gia tích cực phong trào Nghìn việc tốt. Em hãy kể tên những công việc mà các bạn đã làm ở các mẫu tem dưới đây ? Em hãy viết vài nét về phong trào Nghìn việc tốt ?

Những công việc mà các bạn đã làm ở các mẫu tem :

Tem 6 : Vui chơi ở  nhà trẻ ; Tem 7 : Thiếu nhi tăng gia ; Tem 8 : Vừa chăm làm vừa học ; Tem 9 : Thiếu nhi chăn nuôi ; Tem 10 : Thiếu nhi tập đàn ; Tem 11 : Thiếu nhi với khoa học kỹ thuật ; Tem 12 : Thiếu nhi đi học.

* Vài nét về phong trào Nghìn việc tốt :

Xã Tam Sơn thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (một thời có tên là Liên Sơn). Nơi đây là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam, quê hương của đồng chí Ngô Gia Khảm. Tam Sơn đã được Nhà nước tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm học 1962-1963, mới 2 tuổi, Liên đội TNTP Ngô Gia Tự, trường THCS Tam Sơn đã dấy lên phong trào “Đọc, học tập và làm theo sách báo” được báo TNTP đưa tin cổ vũ, rất nhiều trường trên miền Bắc đã bắt tay thi đua.

Khi sinh hoạt chủ đề “Tiến bước lên Đoàn”, thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3, các đoàn viên, giáo viên và toàn thể đội viên liên đội Ngô Gia Tự đã thực hiện chương trình lao động xây dựng quê hương và nhà trường, trồng cây hai bên đường vào nhà đồng chí Ngô Gia Tự. Lúc xong việc, họp báo công dâng Đảng, dâng Bác, dâng Đoàn, thầy giáo Nguyễn Đức Thìn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đã biểu dương kết quả một ngày chủ nhật  hoạt động bổ ích, rất ý nghĩa. Cảm hứng phát huy kết quả ấy, trường THCS Tam Sơn chính thức phát động “Thiếu nhi Tam Sơn làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”. Lúc đó có đại biểu các liên đội ở các trường Đình Bảng, Tương Giang, Tân Hồng, Đồng Nguyên và Đồng Quang cắm trại ở Tam Sơn đã cùng dự, chúc mừng và bắt tay cùng nhau thi đua làm nghìn việc tốt với Tam Sơn.

Báo Thiếu niên tiền phong và Ban Thiếu nhi T.Ư Đoàn luôn theo dõi hoạt động này, đã tổ chức hội nghị tại vườn hoa Nghìn việc tốt Tam Sơn, phổ biến, chỉ đạo thiếu nhi các nơi hưởng ứng, trở thành hoạt động lớn theo phương thức tự nguyện, tự giác của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của Đảng. Tên đầy đủ của phong trào là : “Thi đua làm Nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”.

Phong trào Nghìn việc tốt đã sớm được Đảng, Quốc hội, Bác Hồ, Đoàn và nhà trường cùng nhân dân động viên khen ngợi. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt họp tại Hội trường Ba Đình ngày 27-3-1963, Bác Hồ đã nói : “Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học, chăm làm, nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong nguy hiểm, nhiều cháu  thật thà đem trả lại của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm Nghìn việc tốt”.


Ngày 15-5-1966, nhân Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội TNTP Việt Nam, T.Ư Đảng Lao động Việt Nam đã tin tưởng trao cho thiếu nhi Việt Nam lá cờ đỏ thắm thêu các dòng chữ : “Vâng lời Bác dạy – Làm nghìn việc tốt – Chống Mỹ cứu nước – Thiếu niên sẵn sàng !”.

Ngày mồng 1 Tết Đinh Mùi (1967), thật vinh dự và  hạnh phúc cho thiếu nhi Tam Sơn được quây quần bên Bác Hồ tại sân trường Tam Sơn, nơi đã phát động phong trào Nghìn việc tốt từ ngày 24-3-1963 để nghe Bác Hồ căn dặn : “Các cháu làm Nghìn việc tốt chống Mỹ cứu nước, cùng đoàn kết, giúp nhau chăm ngoan học giỏi. Bác mong năm mới, các cháu đều tiến bộ hơn năm qua”.

Đã qua 45 năm, Nghìn việc tốt nở hoa kết quả. Thiếu nhi Tam Sơn thực hiện phép tính số học cuộc đời : “Nghìn việc tốt – Cùng trừ việc xấu – Cộng, nhân yêu thương – Chia niềm thông cảm”. Ngày ngày tự giác làm việc, tự giác báo công dâng Bác, mong làm người có nhân cách và xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ.

Trường THCS Tam Sơn – Vườn hoa Nghìn việc tốt từ ngày đầu thành lập đến nay đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1980, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2003, cùng nhiều cờ thưởng, 97 Bằng khen của các cấp lãnh đạo chính quyền, ngành Giáo dục và Đoàn thanh niên, thầy giáo Tổng phụ trách Nguyễn Đức Thìn được Nhà nước tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động và Nhà giáo Nhân dân.

Kỷ niệm 45 năm phong trào Nghìn việc tốt, ngày 22-3-2008, báo Thiếu niên Tiền phong phối hợp cùng Hội đồng Đội T.Ư, Tỉnh Đoàn Bắc Ninh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm tại trường THCS Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh). Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có Thư gửi thiếu nhi cả nước động viên phong trào trong thời gian tới.

 

Câu 4 : Các mẫu tem sau giới thiệu một số hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác. Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện lịch sử .

Câu 4 có 6 mẫu tem, cảm nghĩ trình tự sự kiện lịch sử như sau :

  1. Để kỷ niệm 55 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-1985), họa sĩ Trần Lương  đã thiết kế mẫu tem hình ảnh Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua (Tours) Pháp năm 1920. Năm đó, Bác Hồ 30 tuổi, biểu quyết đồng ý các vấn đề có liên quan đến Độc lập dân tộc.
  2. Đây là mẫu tem Suối Lênin ở Cao Bằng do họa sĩ Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Bộ tem kỷ niệm 35 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1980). Mã số bộ 370 và mã số mẫu tem 1191. Đầu năm 1945, Bác Hồ từ Trung Quốc về đã sống và làm việc tại hang Pắc Bó, lúc nghỉ ngơi ra suối tắm, lại nhớ Lênin – người thầy của cách mạng vô sản, Bác đặt tên suối là Suối Lênin.
  3. Đây là mẫu tem số 1823 trong bộ 4 tem “Kỷ niệm những ngày lịch sử”, do họa sĩ Ngô Mạnh Lân thiết kế, phát hành ngày 10-4-1987, ghi nhận hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn lịch sử ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Đây là bản tuyên bố nước Việt Nam đã độc lập, trong đó có câu  Bác nói rất bình dân mà lịch sử không quên : “Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”.
  4. Đây là mẫu tem số 1621 trong bộ 4 tem “Kỷ niệm 95 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (19-5-1890 – 19-5-1985) do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế, phát hành ngày 6-7-1985 – đó là hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Đông Khê (Cao Bằng). Ngày 8-6-1950, giặc Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Kạn và đánh chiếm Cao Bằng. Hình ảnh Bác mặc quân phục bộ đội, ngồi trên cao quan sát và chỉ huy các binh chủng của ta tiêu diệt nhiều

giặc Pháp, chúng phải bỏ chạy. Danh từ “Anh bộ đội Cụ Hồ” cũng được phổ cập từ đây.

  1. Mẫu tem 1622, Bác Hồ đọc sách năm 1952 tại căn cứ địa cách mạng Tuyên Quang, Thái Nguyên, gọi tắt là ATK (an toàn khu). Bác Hồ thường xuyên đọc và viết báo để hướng dẫn quân dân chính đảng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quan liêu hoặc sửa đổi lề lối làm việc… với nhiều bút danh CB (Của Bác) được sử dụng nhiều nhất trên báo Nhân dân.

Mẫu tem số 1624 là hình ảnh Bác Hồ ngồi làm việc tại Vườn Phủ Chủ tịch. Ngày 10-10-1954, Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng, T.Ư Đảng và Chính phủ đã đón Bác về. Phủ Chủ tịch lúc đó chưa trang bị được nhiều tiện nghi hiện đại, mặc dù vẫn có phòng làm việc của Chủ tịch, nhưng Bác vẫn thích ngồi ở vườn cây với ánh sáng thiên nhiên, không khí trong lành, mát mẻ.

 

Câu 5 : (Các em cố gắng làm thật tốt câu này nhé! Ăn thua là chỗ này đấy! Cố lên!)

nguon VI OLET