Đề thi thử THPT lần 1_Nguyễn Thị Minh Khai_Hà Nội

Môn: HÓA HỌC

Câu 1: Este etyl axetat có công thức là

 A. CH3COOH B. CH3COOC2H5 C. CH3CH2OH D. C2H5COOCH3

Câu 2: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

 A. 480 B. 160 C. 240 D. 360

Câu 3: Hai kim loại đều tác dụng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường là

 A. Li và Mg. B. K và Ca. C. Na và Al. D. Mg và Na.

Câu 4: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X no, đơn chức mạch hở và ancol Y và Z no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MY < MZ), trong đó X và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Thực hiện phản ứng este hóa 32 gam hỗn hợp E (xúc tác H2SO4 đặc), thu được hỗn hợp F gồm các chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp F cần dùng 31,92 lít khí O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thu được 115 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 41 gam. Mặt khác, cho hỗn hợp F tác dụng với Na dư, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của X trong hỗn hợp E là

 A. 47,24%. B. 39,75%. C. 42,68%. D. 56,25%.

Câu 5: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thì thu được 18,504 gam muối. thể tích dung dịch HCl (lít) phải dùng l

 A. 0,4 B. 0,04 C. 0,08 D. 0,8

Câu 6: Tripeptit là hợp chất

 A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit

 B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau

 C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

 D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit

Câu 7: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m

 A. 43,84 gam B. 40,10 gam C. 46,16 gam D. 31,04 gam

Câu 8: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là

 A. 297 B. 405 C. 486 D. 324

Câu 9: Dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, CuO ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Để hòa tan hết X có thể dùng dung dịch (loãng dư) nào sau đây?

 A. Fe2(SO4)3 B. NaOH C. HNO3 D. H2SO4

Câu 10: Cho 2,415 gam hỗn hợp gồm hai kim loại thuộc nhóm IIA, có cùng số mol tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

 A. Sr (88) và Mg (24)  B. Mg (24) và Ba (137) 

 C. Ca (40) và Sr (88)  D. Sr (88) và Ba (137)

Câu 11: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch X có chứa 21,51 gam chất tan. Cho dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 0,25M và HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch có chứa 33,85 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

 A. 16,17 B. 13,23 C. 14,70 D. 11,76

Câu 12: Có các amino axit: Glyxin (Gly), alanin (Ala) và valin (Val). Có thể điều chế được bao nhiêu tripeptit mà trong mỗi phân tử tripeptit đều chứa đồng thời cả 3 amino axit trên?

 A. 6 B. 3 C. 8 D. 4

Câu 13: Ở thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học?

 A. Cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3

 B. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl

 C. Để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm

 D. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô

Câu 14: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N

 A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 15: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2

Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:

 A. I, IV và V B. II, V và VI C. II, III và VI D. I, II và III

 

BỘ ĐỀ THI THỬ, TÀI LIỆU THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MỚI NHẤT

 

Bên mình đang có bộ đề thi thử THPTQG năm 2017 mới nhất từ các trường , các nguồn biên soạn uy tín nhất.

 

      200 – 250 đề thi thử cập nhật liên tục mới nhất đặc sắc nhất năm 2017.

      Theo cấu trúc mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo (40 câu trắc nghiệm).

      100% file Word gõ mathtype (.doc) có thể chỉnh sửa.

      100% có lời giải chi tiết từng câu.

      Nhiều tài liệu hay khác : Đề theo chuyên đề, sách tham khảo, tài liệu file word tham khảo hay khác….

 

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ

Soạn tin nhắn: “Tôi muốn đặt mua bộ đề thi, tài liệu HÓA 2017”

rồi gửi đến số 0982.56.33.65 (Mr Tiến)

 

Sau khi nhận được tin nhắn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để hướng dẫn các xem thử và cách đăng ký trọn bộ. Uy tín và chất lượng hàng đầu chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

 

 A. Fe2+ B. Cu2+ C. Na+ D. Al3+

Câu 25: Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 6,3 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là

 A. 4,05 B. 3,6 C. 5,1 D. 2,86

Câu 26: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là

 A. 92,1 và 26,7 B. 99,3 và 30,9 C. 84,9 và 26,7 D. 90,3 và 30,9

Câu 27: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là

 A. Fe(NO3)2  B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

 C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

 A. 1,72 B. 1,56 C. 1,66 D. 1,43

Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư

(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

 A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 30: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

 A. 10,8 B. 32,4 C. 16,2 D. 21,6

Câu 31: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân thu được khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,576 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 1,02 gam Al2O3. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí thoát ra không tan trong dung dịch. Giá trị nào sau đây của t thỏa mãn?

 A. 9408 B. 7720 C. 9650 D. 8685

Câu 32: Chất thuộc loại đissaccarit là:

 A. saccarozo B. fructozo C. tinh bột D. glucozo

Câu 33: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

 A. đá vôi B. thạch cao sống C. thạch cao nung D. boxit

Câu 34: Xà phòng hóa hoàn toàn một lượng tristearin (tristearoyglixerol) trong NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,2 gam glixerol. Tính khối lượng xà phòng thu được?

 A. 91,8 gam B. 61,2 gam C. 30,6 gam D. 122,4 gam

Câu 35: Trong công nghiệp, natri hidroxit được sản xuất bằng phương pháp

 A. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực

 B. điện phân NaCl nóng chảy

 C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực

 D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực

Câu 36: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là

 A. Na B. Ca C. K D. Mg

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylđiamin và axit axetic

 B. Tơ visco, tơ xenlulozo axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp

 C. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

 D. Sợi bông, sợi tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên

Câu 38: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

 A. 4 B. 3 C. 2 D. 5

Câu 39: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

 A. 2 B. 3 C. 1 D. 0

Câu 40: Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí Clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y, nhỏ AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 79 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị a là

 A. 0,10 B. 0,15 C. 0,20 D. 0,25

 

 

 

 

 

Đáp án

1-B

2-B

3-B

4-D

5-B

6-A

7-A

8-B

9-C

10-B

11-B

12-A

13-D

14-A

15-C

16-B

17-D

18-A

19-D

20-D

21-C

22-D

23-A

24-B

25-C

26-C

27-A

28-C

29-A

30-B

31-D

32-A

33-B

34-A

35-D

36-C

37-D

38-C

39-A

40-C

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án B

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án D

X là axit no, đơn chức, mạch hở ||→ dạng CnH2nO2 CH2 + O2 (O2 đại diện số mol axit).

Y, Z là ancol no, đơn chức, mạch hở ||→ dạng CmH2m + 2O CH2 + H2O (H2O đại diện số mol ancol).

các phản ứng: E – H2O → F || F + 1,425 mol O2 → 1,15 mol CO2 + 1,3 mol H2O (giải BT nước vôi trong).

||→ mà theo dạng trên ||→ F gồm 1,15 mol CH2 + O2 + H2O ||→ nO2 trong F = 1,425 – 1,15 × 1,5 = 0,3 mol.

Như F, E cũng gồm: 1,15 mol CH2 + 0,3 mol O2 + ?H2O (sự khác nhau giữa E và F là lượng H2O thôi.!).

mE = 32 gam ||→ nH2O trong E = 0,35 mol ||→ nE = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol.

||→ số Ctrung bình E = 1,15 ÷ 0,65 ≈ 1,77 ||→ Y là CH3OH; X và Y cùng là C2: X là CH3COOH và Z là C2H5OH.

Yêu cầu: %mX trong E = 0,3 × 60 ÷ 32 = 56,25%. Chọn đáp án D. ♠.

p/s: thừa giả thiết + Na. là giả thiết nhiễu hay do hướng giải?

Câu 5: Đáp án B

Câu 6: Đáp án A

Câu 7: Đáp án A

m gồm 8,32 gam Cu và x mol cụm Cu.Fe3O4 + HCl → x mol CuCl2 và 3x mol FeCl2.

||→ x = 61,92 ÷ (135 + 3 × 127) = 0,12 mol ||→ m = 0,12 × (64 + 232) + 8,32 = 43,84 gam.

Câu 8: Đáp án B

Δmgiảm = mkết tủa – mCO2 ||→ nCO2 = 4,5 mol.

quá trình phản ứng: tinh bột C6H10O5 → C6H12O6 –––lên men–→ 2C2H5OH + 2CO2↑.

Từ tỉ lệ, số mol CO2, hiệu suất ||→ m = 4,5 ÷ 2hệ số tỉ lệ ÷ 0,9hiệu suất × 162PTK = 405 gam.

Câu 9: Đáp án C

CO (dư) khử Al2O3; FeO; Cu tạo X gồm: Fe, Cu và Al2O3. Chú ý:

• Al2O3 không phản ứng với Fe2O3 → loại A.

• chỉ Al2O3 phản ứng NaOH, còn Cu, Fe không phản ứng → loại B.

• Cu không phản ứng H2SO4 loãng dư và dung dịch (Al3+; Fe2+) → loại D. ♠.

• HNO3 loãng dư phản ứng với tất cả X nên thỏa mãn.

Câu 10: Đáp án B

2 kim loại cùng số mol nên tổng phân tử khối của hai kim loại

= 2,415 ÷ 0,03 × 2 = 161 = 24 + 137

Câu 11: Đáp án B

m gam axit glutamic x mol ||→ m = 147x gam; nNaOH = nKOH = y mol.

Trang 1

http://dethithpt.com – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải

 

nguon VI OLET