Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh :..........................................................................
Số báo danh :...............................................................................
TT LUYỆN THI THANH TƯỜNG
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
(Đề thi có 4 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi Khoa nhọc tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cr = 52; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5.
Câu 1: Cho các polime sau : polietilen, poli(vinyl clorua), polibutadien, poli(metyl metacrylat), số polime được dùng làm chất dẻo là
A. 2. B. 3. C. 4 . D. 1.
Câu 2: Để phân biệt dung dịch Gly và Lys có thể dùng
A. dung dịch NaOH. B. Cu(OH)2 . C. quỳ tím . D. dung dịch HCl.
Câu 3: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố oxi trong phân tử ?
A. poli(etylen-terephtalat). B. poli(metyl metacrylat).
C. policaproamit. D. poliacrylonitrin.
Câu 4: Cacbohydrat X có trong tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá…, có nhiều trong quả chín, đặc biệt là quả nho chín nên còn gọi là đường nho. X được nhắc đến ở đây là
A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ. D. tinh bột.
Câu 5: Dùng chất khử như Al, CO, H2 khử các oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là điều chế kim loại bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy.
C. thuỷ luyện. D. nhiệt luyện.
Câu 6: Cho các phát biểu
1) Axit aluminic rất yếu, yếu hơn axit cacbonic
2) Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
3) Nhôm sunfat khan khi tan trong nước làm nước nóng lên
4) Muối cacbonat của kim loại kiềm tan trong nước cho môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Cho ḍng H2 dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3, Al2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch HCl dư được dung dịch Z và chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, khuấy kĩ trong không khí đến phản ứng hoàn toàn được kết tủa G. Thành phần của G là
A. Fe(OH)2 và Fe(OH)3. B. Fe(OH)3 và Al(OH)3.
C. Cu(OH)2 và Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.
Câu 8: Phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt các chất gồm NaCl, Na2CO3, Na2S bằng một hoá chất, có thể dùng
A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Na2SO4. D. quỳ tím.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác ?
A. NaHCO3 có tính chất lưỡng tính, vừa tác dụng được với dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ.
B. Nước cứng là nước chứa ion Ca2+ và Mg2+.
C. KNO3 là những tinh thể không màu, bền trong không khí và tan nhiều trong nước.
D. Bột nhôm và oxit sắt ( gọi là hỗn hợp tecmit) dùng để hàn đường ray.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Quặng manhetit có thành phần chủ yếu là Fe2O3.
B. Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
C. Các dung dịch muối Fe(II) dễ dàng bị oxi hoá thành dung dịch muối Fe(III).
D. Ion Fe3+ vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 11: Trong số các kim loại : Fe, Cu, Al, Ag. Kim loại nào chỉ có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân ?
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 12: Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Sr B. Be C. Na D. Ca
Câu 13: Thuỷ phân chất béo X thu được muối của axit panmitic. Công thức của X là
A. (C15H31COO)2C2H4
nguon VI OLET