PHÒNG GD – ĐT TP NAM ĐỊNH

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề).


Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Các từ: nhìn, nếm, nghe, sờ,… thuộc trường từ vựng
A. trạng thái tâm lí của con người.
C. hoạt động của các giác quan để cảm giác.

B. hoạt động trí tuệ.
 D. hoạt động thay đổi tư thế.

Câu 2. Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Ông đồ - Vũ đình Liên)
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. Nhân hoá

Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ địa phương ?
A. Hành lí
B. Đường quốc lộ
C. Con trùn
D. Thiên địa

Câu 4. Từ địa phương là từ
A. trái.
 B. ngô.
C. cây.
D. mẹ.

Câu 5. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: khéo léo, tự tin, hăng hái, nhiệt tình, hung hăng…?
A. Con người
B. Môn học
C. Nghề nghiệp
D. Tính cách

Câu 6. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
A. Nhân nghĩa
B. Cây cối
C. Độc lập
D. Tiêu vong

Câu 7. Trợ từ “đến” trong câu “Tôi dạy nó đến khổ mà nó vẫn không hiểu.” có chức năng
A. nhấn mạnh hơn mức độ khổ.
C. thể hiện sự khinh thường.

B. biểu lộ cảm xúc đau xót.
D. đánh giá năng lực một người.

Câu 8. Trong các câu sau, câu nào không có trợ từ ?
A. Chính mắt tôi trông thấy đấy!
C. Nó hát những 3 bài.

B. Tôi thì tôi xin chịu.
D. Bố ơi!

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(SGK Ngữ văn 8- Tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1(0.5điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2(0.5điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3(0.5điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 4(1.5điểm). Từ nội dung của đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong xã hội ?
Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm)
Em hãy kể về một việc làm khiến thầy, cô giáo buồn.
-----Hết-----


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 8

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)
Mỗi phương án đúng 0,25 điểm.
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8

 Đáp án
 C
 D
 C
 A
 D
 B
 A
 D

Phần II. Đọc – hiểu văn bản. (3.0 điểm):
Câu 1.- Đoạn văn trên trích trong văn bản Lão Hạc ( 0.25điểm )
- Tác giả Nam Cao. ( 0.25điểm )
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: nghị luận ( 0.5điểm )
Câu 3. Nội dung chính: nêu lên những suy nghĩ rất tiến bộ, tích cực, đầy tính nhân văn của ông
nguon VI OLET