Họ tên HS:

Số báo danh:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

     MÔN: NGỮ VĂN 11 -  CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu

 

I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến Câu 3:

 

    Nhà thơ cái con mẹ điên

    Khi cả làng sắp vứt cày vứt bừa vì đói lả

    tung ra nắm thóc

    Hái ở đâu nó bảo hái trên trời

    Nhờ thế cả làng tin còn thóc, còn trời, còn sống được

    Lại gieo vãi cày bừa cấy gặt

    Cho đến lúc no rồi mới phát hiện  con mẹ điên nói dối

    Và cả làng tha tội nó là điên

      (Thơ bình phương - Đời lập phương – Chế Lan Viên)

Câu 1( 0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2( 0,5 điểm): Thể thơ ?

Câu 3( 1 điểm): Nêu nội dung của đoạn thơ trên( viết thành đoạn văn khoảng 10 dòng) ?

II. LÀM VĂN ( 8 điểm)

Là thanh niên thế hệ hôm nay, anh ( chị ) hãy suy nghĩ và phác họa một châm ngôn sống cho chính mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


Họ tên HS:

Số báo danh:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

     MÔN: NGỮ VĂN 11 -  CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

   ( Thơ Đặng Viết Lợi, nhạc Phạm Minh Tuấn)

Câu 1( 0,5 điểm): Chủ đề bài hát là gì?

Câu 2( 0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài hát trên?

Câu 3( 1 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 4( 1 điểm): Câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( 8 điểm)

Câu 1( 2.0 điểm) : 

Từ những câu hát trong phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ( 200 chữ), với nhan đề KHÁT VỌNG.

Câu 2 ( 5.0 điểm) : Bàn về thơ, nhà lí luận nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói:

   “ Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”

Anh( chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát.

1

 


Họ tên HS:

Số báo danh:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

     MÔN: NGỮ VĂN 11 -  CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1( 0,5 điểm): Xác định thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2( 0,5 điểm):  Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3( 1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ trong văn bản trên?

Câu 4 ( 1,0 điểm): Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

II. LÀM VĂN ( 8 điểm)

Câu 1( 2.0 điểm) : 

Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ( 150 chữ), với nhan đề CUỘC SỐNG NGHÈO NÀN.

Câu 2 ( 5.0 điểm) : Quan niệm của anh ( chị) về một bài thơ hay. Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.

 

 

 

1

 


Họ tên HS:

Số báo danh:

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

     MÔN: NGỮ VĂN 11 -  CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

 “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2( 0,5 điểm):  Nêu ý nghĩa của hình ảnh mảnh vườndông tố được sử dụng trong văn bản trên

Câu 3( 1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ trong văn bản trên?

Câu 4( 1,0 điểm): Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

II. LÀM VĂN ( 8 điểm)

Câu 1( 2.0 điểm) : 

Từ văn bản trong phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn ( 150 chữ), với nhan đề CUỘC SỐNG NGHÈO NÀN.

Câu 2 ( 5.0 điểm) : Quan niệm của anh ( chị) về mọt bài thơ hay. Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.

 

1

 


 

 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìm bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 6: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 7: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời?

Câu 8: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

1

 

nguon VI OLET