ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 11 KÌ I
Câu 1:
Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng

A.
làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.

B.
làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.

C.
làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.

D.
làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.

Câu 2:
Phát biết nào sau đây là không đúng?

A.
Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

B.
Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

C.
Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D.
Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

Câu 3:
 Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:

A.
E = 0,6089.10-3 (V/m).
B.
E = 0,7031.10-3 (V/m).

C.
E = 1,2178.10-3 (V/m).
D.
E = 0,3515.10-3 (V/m).

Câu 4:
Hai điện tích điểm q1 = +3 (C) và q2 = -3 (C),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A.
lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
B.
lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C.
lực hút với độ lớn F = 45 (N).
D.
lực hút với độ lớn F = 90 (N).

Câu 5:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

B.
. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

C.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

D.
Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 6:
Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A.
q1.q2 > 0.
B.
q1.q2 < 0.
C.
 q1> 0 và q2 < 0.
D.
 q1< 0 và q2 > 0.

Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

B.
Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

C.
Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

D.
Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

Câu 8:
Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằ
nguon VI OLET