ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7
Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào? Khái niệm: Lãnh địa phong kiên.
- Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây. Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa. Nô lệ và nông dân thành nông nô. Hình thành xã hội phong kiến châu Âu
- Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng biến thành của riêng mình
-Mỗi lãnh chúa phong kiế có một lãnh địa riêng
-Đặc điểm trong lãnh địa:- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ( khép kín)
- Cư dân: Lãnh chúa và nông nô ( Nông nô phụ thuộc hoàn toàn LC
Câu 2.a, Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
b, Những cuộc phát kiến lớn về địa lý:
- B. Đi.a xơ - 1487- vòng qua điểm cực Nam châu Phi
- Va- Cô đơ Ga ma - 1498- cập bến Ca-li- út phía Tây Nam Ấn Độ
- Cô lôm bô - 1492- tìm ra châu Mĩ
- Ph. Ma gien lan đi vòng quanh Trái đất từ năm1519-1522
c, Kết quả: thương nghiệp châu Âu phát triển - GCTS chiếm được nguyên liệu vàng bạc, đất đai ở các châu
d, Những cuộc phát kiến địa lí đã tác động đến xã hội châu Âu.
- Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
⟹ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản ở châu Âu.
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản ở châu Âu.
Câu 3. Sự hình thành CNTB ở châu Âu:
- quý tộc thương nhân giàu lên nhanh chóng nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên của nước thuộc địa.
- nông dân bị bần cùng hoá
- các nhà tư sản mở rộng sản xuất kinh doanh-> xuất hiện công trường thủ công
- hình thành 2 giai cấp: Tư sản (chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân) – vô sản (những người làm thuê)- quan hệ SX TBCN đã được hình thành trong lòng XHPK.

Câu 4 Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã hình thành và phát triển như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong 1 tổ chức gì?
Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX
Thời gian
Nội dung

Đầu Công nguyên đến thế kỉ X
Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII
Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),…

Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu.

Từ giữa thế kỉ XIX
Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

*Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN.
Câu 5 Thành tựu thời kì Ang-co
- Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì Ăng-co.
- Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện trên tất cả các mặt: kinh
nguon VI OLET