Đề cương ôn tập vật lí 6
GV: Bùi Xuân Hạnh
Câu 1: Vì sao khi quả bóng bàn bị bẹp ta nhúng vào nước nóng thì nó lại phồng lên?
Trả lời: Vì khi nhúng vào nước nóng thì không khí trong quả bóng bàn nóng lên và nở ra làm nó phồng lên như cũ.
Câu 2: Vì sao khi nấu nước người ta không nên đổ nước quá đầy ấm?
Trả lời: Khi nấu nước thì cả ấm và nước đều nở ra, nhưng do chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ đầy thì khi nóng nước trong ấm sẽ bị tràn ra ngoài.
Câu 3: Tại sao không được đổ đầy nước vào chai thủy tinh rồi vặn chặt nắp và cho vào tủ lạnh?
Trả lời: Vì khi nước đông đặc thành nước đá thì thể tích của nó tăng trong khi chai thủy tinh gặp lạnh thì co lại nên thể tích giảm và dẫn đến làm vỡ chai.
Câu 4: Nêu quá trình chuyển thể của đồng trong khi đúc đồng .
Trả lời: Khi đồng chưa đưa vào lò nung thì đồng ở thể rắn, khi đưa vào lò đồng ở thể rắn và lỏng, sau đó chuyển sang thể lỏng. Khi đưa đồng vào khuôn đúc đồng chuyển từ thể lỏng thành thể rắn.
Câu 5: Tại sao khi chồng cây người ta thường phát bớt lá cây?
Trả lời: Vì để làm giảm sự thoát hơi nước của thân cây qua lá giúp cây không bị mất nước dẫn đến cây bị khô.
Câu 6: Tại sao khi rót nước ra khỏi phích mà đậy nắp ngay lại thì có thể bị bật nắp ra ngoài. Làm thế nào để khắc phục điều đó?
Trả lời: Vì khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí tràn vào trong phích. Nếu ta đậy nắp ngay lại thì lượng không khí này gặp nước nóng nên nở ra nên có thể làm bật nắp.
Cách khắc phục: Không nên đậy nắp ngay mà chờ một chút cho không khí nóng lên và thoát ra ngoài rồi mới đậy nắp.
Câu 7: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu nhiệt kế và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên tróng ống nhiệt kế?
Trả lời: Khi khi đó cả thủy tinh (vỏ nhiệt kế) và thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên và đều nở ra, nhưng chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn lên thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống.
Câu 8: Vì sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí?
Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể xuống thấp hơn nhiệt độ này.
Câu 9: Giải thích sự tạo thành các giọt sương vào ban đêm?
Trả lời: Vào ban đêm hơi nước trong không khí gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành các giọt sương.
Câu 10: Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi (thở) vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại trở lại như cũ.
nguon VI OLET