HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 10 – HKI – NĂM HỌC: 2016 – 2017

(Trắc nghiệm mang tính chất tham khảo)

Câu 1: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng? A. Cung cấp những thông tin về giống.  

B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.  C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Câu 2: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:  

A. Khảo nghiệm giống cây trồng      B. Sản xuất giống cây trồng        C. Nhân giống cây trồng      D. xác định sức sống của hạt   

Câu 3: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

A. Sản xuất.   B. Trồng, cấy.      C. Phổ biến trong thực tế.   D. Sản xuất đại trà.

Câu 4: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?  

A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.    B. Không được công nhận kịp thời giống.   

C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác. 

D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 5: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:  

A. TN k.tra kĩ thuật TN so sánh giống TN sx quảng cáo.     B. TN so sánh giống TN k.tra kĩ thuật TN sx quảng cáo. 

C. TN sx q.cáo TN ktra kĩ thuật TN so sánh giống        D. TN so sánh giống TN sx quảng cáo TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 6: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

A. Để mọi người biết về giống mới.              B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.  D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 7: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?  A. Làm thí nghiệm so sánh giống.                                     B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Làm thí nghiệm quảng cáo.    D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu 8: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:  

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng      B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.     

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.      D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

Câu 9: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

A. Để mọi người biết về giống mới.   C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.  D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 10: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:             A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.       

B. Khả năng chống chịu.      C. Khả năng thích nghi.    D. Năng suất,chất lượng.

Câu 11: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:   

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.                B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.       

C. Thí nghiệm so sánh giống.                         D. Không cần thí nghiệm.

Câu 12: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?   A. So sánh giống.                      B. Kiểm tra kỹ thuật.            C. Sản xuất quảng cáo.       D. Nuôi cấy mô.

Câu 13: Mục đích của công tác sản xuất  giống cây trồng:  

A. Sản xuất hạt giống SNC       B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.      D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà

Câu 14: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả   hạt siêu nguyên chủng  hạt nguyên chủng   hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa   hạt siêu nguyên chủng   hạt nguyên chủng     hạt xác nhận

C. Giống nhập nội   hạt siêu nguyên chủng     hạt nguyên chủng    hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng     hạt xác nhận

Câu 15: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: 

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra    B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống   D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Câu 16: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

A. Đặc điểm hình thái.      B. Đặc điểm sinh lí.   C. Phương thức sinh sản.  D. Phương thức dinh dưỡng.

Câu 17: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:       

A. Sx ra hạt giống xác nhận              B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.       

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú           D. bắt đầu sx từ giống SNC

Câu 18: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?  

A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.        B. Để đạt chất lượng tốt     C. Hạt giống là SNC       D. hạt giống là hạt bị thoái hóa

Câu 19: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

A. Từ hạt tác giả   hạt siêu nguyên chủng  hạt nguyên chủng   hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa   hạt siêu nguyên chủng   hạt nguyên chủng     hạt xác nhận

C. Giống nhập nội   hạt siêu nguyên chủng     hạt nguyên chủng    hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng     hạt xác nhận

Câu 20: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 21: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi: 

  A. Cây chưa ra hoa                 B. Hoa đực chưa tung phấn.        C. Hoa đực đã tung phấn       D.   Cây đã kết quả

Câu 22: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?            A. Phục tráng                          B. Tự thụ phấn                    C. Thụ phấn chéo                    D. Duy trì

Câu 23: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

A. Sơ đồ phục tráng.   B. Hệ thống sản xuất giống.  C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.  D. Sơ đồ duy trì

Câu 24: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì  và phục tráng khác nhau ở :

A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh           B. Thời gian chọn lọc dài        

C. Vật liệu khởi đầu              D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 25: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.   B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.   D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Câu 26: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.   B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo. D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

Câu 27: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

Câu 28: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

A. Xác định sức sống của hạt.    B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.  

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.     D. Xác định các loại hạt giống.

Câu 29: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.   B. 86%.                                     C. 85%.                                      D. 88%.

Câu 30: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Câu 31: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

A. Tính đa dạng.  B. Tính ưu việt.   C.Tính năng động.   D. Tính toàn năng.

Câu 32: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?    

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.      

B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.     

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.  

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới.

Câu 33: Tế bào phôi sinh là:

A. Những tế bào đã được biệt hóa.  B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.    D. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 34: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.       B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa.

D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 35: Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là: 

  A. Sự phân chia TB        B. Sự phân hóa TB         C. Sự phản phân hóa TB       D. Sự nảy mầm

Câu 36: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là: 

A. Sự phân chia TB.  B. Sự phân hóa TB            C. Sự phản phân hóa TB       D. Sự nảy mầm

Câu 37: Từ một tế bào, làm thế nào phát triển thành nhiều loại tế bào thực hiện chức năng khác nhau?   

A. Phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.            B. Cho sinh sản vô tính   

C. Cho sinh sản hữu tính               D. Cho sinh sản vô tính và phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

Câu 38: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:   

A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.        B. Có trị số nhân giống thấp.   

C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.      D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.

Câu 39: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, TB có đặc điểm:  

A. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền           B. Không Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền   

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền         D. Hệ số nhân giống cao.

Câu 40: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

A.  Tế bào của mô phân sinh.    B. Tế bào phôi sinh.    C. Tế bào chuyên hóa.       D. Tế bào mô mềm.

Câu 41: Sơ đồ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

A. Chọn vật liệu nuôi cấy → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng → trồng cây trong vườn ươm.

B. Chọn vật liệu nuôi cấy →  khử trùng → tạo rễ → tạo chồi → cấy cây vào môi trường thích ứng → trồng cây trong vườn ươm.

C. Chọn vật liệu nuôi cấy → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng → trồng cây trong vườn ươm.

D. Chọn vật liệu nuôi cấy → tạo chồi → tạo rễ → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích ứng → trồng cây trong vườn ươm.

Câu 42: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào? A. Chọn vật liệu nuôi cấy.         B. Tạo chồi.               C. Khử trùng.                      D. Tạo rễ.

Câu 43: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, ý nghĩa của việc cấy cây vào môi trường thích ứng để:  

A. cây phát triển rễ.      B. cây thích nghi dần với đ.kiện tự nhiên. 

C. cây thích ứng với đ.kiện khí hậu bất thuận     D. cây ra cành.

Câu 44: Trong môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng:

A. Chất dinh dưỡng.     B. Các chất auxin nhân tạo ( α NAA và  IBA ). 

C. Các chất auxin nhân tạo ( NAA và IBA ).  D. Các nguyên tố vi lượng.

Câu 45: Trong qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào khi chồi đã đạt tiêu chuẩn kích thước thì cần:

A. Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo.  B. Khử trùng để lọai bỏ tác nhân gây bệnh.

C. Đưa cây ra vườn ươm.    D. Bổ sung chất kích thích sinh trưởng.

Câu 46: Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là:

A. Đ.khiển sự p.triển hình thái của TB một cách định hướng          B. Dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa   

C. Nuôi cấy TB trong đ.kiện th.hợp          D. Nuôi cấy mô sẹo trong m.trường đặc biệt

Câu 47: Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô:

A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.   B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.

C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.   D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Câu 48: Những loại cây không được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô?

A.   Lúa chịu mặn, kháng đạo ôn          B. Mía, cà phê          C. Hoa lan, cẩm chướng           D. Trinh nữ

Câu 49: Keo đất gì?   A. Là những phần tử có kích thước > 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù.

B. Là những phần tử có kích thước nhỏ 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

C. Là những phần từ có kích thước > 1micromet tan trong nước.

D. Là những phần tử có kích thước nhỏ 1micromet, tan trong nước.

Câu 50: Những phần tử có kích thước nhỏ 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là: 

A. Limon.                 B. Sét.                     C. Keo đất.                   D. Keo dương.

Câu 51: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào? 

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán. 

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù →  lớp ion bất động. 

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động. 

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán

Câu 52: Quan sát hình, cho biết lớp ion có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất là:  

Kết quả hình ảnh cho hình cấu tạo keo đất      

 

 

 

 

 

 

 

A. Lớp ion quyết định điện         B. Lớp ion khuếch tán          C. Lớp ion bất động            D. Lớp ion bù

Câu 53: Keo dương là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.  B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.  D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 54: Keo âm là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.  B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.  D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 55: Trong đất keo âm có vai trò quan trọng vì:  

A. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất, hạn chế sự rửa trôi         B. Hạn chế sự rửa trôi.        

C. Làm tăng khả năng hấp phụ của đất.             D. Tạo ra sự trao đổi các chất trong dung dịch đất.

Câu 56: Trong cấu tạo keo đất ta chú ý đến lớp ion .................... vì lớp ion này có khả năng trao đổi được với các ion ngoài dung dịch đất.      A. Lớp ion khuếch tán.                       B. Lớp ion quyết định điện.                       C. Lớp ion bất động.                     D. Lớp ion bù.

Câu 57: Lớp ion bất động là:

A. Lớp ion nằm ngòai cùng.   B. Lớp ion nằm kề lớp ion quyết định điện và mang điện tích trái dấu với nó.

C. Lớp ion âm hoặc dương   D. Lớp ion nằm kề nhân keo.

Câu 58: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:

A. Lớp ion quyết định điện.            B. Lớp ion bất động.           C. Lớp ion khuếch tán.         D. Nhân keo đất.

Câu 59: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà?

A. Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi.  B. Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định.

C. Nhiệt độ đất luôn điều hòa.    D. Cây trồng được cung cấp đẩy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng.

Câu 60: Sự có mặt của keo đất giúp cho:

A. Sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.  B. Đất không bị chua.

C. Quá trình trao đổi ion.    D. Khả năng họat động của vi sinh vật tăng lên.

Câu 61: Khả năng hấp phụ của đất giúp?

A. Cây dễ hút chất dinh dưỡng.         B. Cây đứng vững trong đất.   

C. Đất giữ được chất dinh dưỡng.        D. Đất tơi xốp, thoáng khí.

Câu 62: Khả năng hấp phụ của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?      

A. Thành phần cơ giới               B. Số lương keo đất.                   C. Số lượng hạt sét              D. Phản ứng dung dịch đất

Câu 63: Keo đất có khả năng hấp phụ vì:  

A. Có các lớp ion bao quanh nhân      B.  Tạo ra năng lượng bề mặt keo đất       

C. Có khả năng hút bám                D. Có các lớp ion bao quanh nhân; Tạo ra năng lượng bề mặt keo đất           

Câu 64: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu: 

A. Keo đất         B. Keo đất và dung dịch đất.       C. Dung dịch đất.              D. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Câu 65: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H+ và OH-.                 B. Nồng độ bazơ.                                       C. Nồng độ Na+ .                          D. Nồng độ axít.

Câu 66: Chọn câu đúng: A. Nếu [H+] > [OH-]  thì đất có phản ứng kiềm.       B. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua.                        D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua.

Câu 67: Độ chua tiềm tàng của đất được tạo nên bởi?

A. H+ trong dung dịch đất.      B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.     C. Al3+ trong dung dịch đất.     D. H+ và Al3+ trong keo đất.

Câu 68: Yếu tố quyết định độ chua hoạt tính của đất ?

A. H+ trong dung dịch đất.      B. H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất.    C. Al3+ trong dung dịch đất.     D. H+ và Al3+ trong keo đất.

Câu 69: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

A. pH < 7, đất trung tính.         B. pH > 7, đất chua.               C. pH < 7, đất kiềm.          D. pH < 7, đất chua

Câu 70: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4        B. các ion H+ và Al3+.  C. H2SO4.  D. các ion mang tính kiềm: Na+, K+, Ca2+

Câu 71: Độ pH của đất dao động từ          A. 3 – 9                 B. 5 – 10                 C. 5 – 9            D. 3 – 5

Câu 72: Thế nào là độ phì nhiêu của đất? A. Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật.   B. Là đất có nhiều dinh dưỡng.

C. Là đất có dinh dưỡng. D. Là khả năng cung cấp đồng thời, không ngừng  nước và dinh dưỡng cho cây.

Câu 73: Đặc điểm kết cấu nào của đất có liên quan đến độ phì nhiêu của đất?

A. Đất cát.   B. Đất có kết cấu viên.    C. Đất mùn.   D. Đất có nhiều VSV sống.

Câu 74: Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?  A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và VSV cho cây đạt n.suất cao  

B. Đảm bảo cho cây đạt n.suất cao.               C. Cung cấp nước.              D. không chứa chất độc hại.

Câu 75: Độ phì nhiêu của đất cần đảm bảo những yêu cầu nào? 

A. Cung cấp nước.        B. không chứa chất độc hại.  C. Đảm bảo cho cây đạt n.suất cao.     

D. Cung cấp đồng thời và không ngừng nước, dinh dưỡng cho cây đạt năng suất cao.    

Câu 76: Độ phì nhiêu tự nhiên của đất được hình thành do?

A.Thảm thực vật tự nhiên. B. Được cày xới thường xuyên.   C. Được bón đầy đủ phân hóa học.   D. Được tưới tiêu hợp lí.

Câu 77: Độ phì nhiêu nhân tạo được hình thành do:  

A. Con người bón phân.          B. Con người chăm sóc.           C. Kết quả hoạt động sx của con người.      D. Con người cày sâu.

Câu 78: Bón phân hữu cơ cho đất có tác dụng?

A. Chứa gốc axit, tăng dinh dưỡng cho đất.  B. Tăng hoạt động của VSV, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

C. Chứa gốc axit, làm tăng hoạt động của VSV.  D. Chứa nhiều xác xenlulozo, làm cho đất hóa chua.

Câu 79: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.        B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.       

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.             D. Do nước biển tràn vào.

Câu 80: Đất mặn phân bố nhiều ở? A. Đồng bằng.          B. Ven biển. C. Vùng phù sa mới.           D. Đồng bằng ven biển.

Câu 81: Đất mặn có đặc điểm:  

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.     B. Phản ứng chua.     C. Phản ứng kiềm.              D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 82: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét: A. 45%  -  50%.    B. 40%  -  50%.   C. 50%  -  60%.   D. 30%  -  40%.

Câu 83: Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:    

A. Trồng cây chịu mặn.  B. Bón nhiều phân đạm, kali.          C. Bón bổ sung chất hữu cơ.     D. Tháo nước để rửa mặn.

Câu 83: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn: A. Lên liếp(làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.   

B. Tháo nước rửa mặn.    C. Bón vôi.  D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí.      

Câu 84: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều:  

A. Chất hữu cơ.       B. Bazơ.          C. H2SO4.       D. NaCl, Na2SO4.

Câu 85: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng:   

A. Làm cho đất tơi xốp.      B. Làm giảm độ chua.     C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất.      D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.

Câu 86: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?        

  A. Trồng cây chịu mặn.         B. Bón vôi, rửa mặn.              C. A và B           D. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Câu 87: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở...........và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là..........:

A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.       B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen .      

C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt .   D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo.

Câu 88: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do: 

A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.     B. Đất có nhiều H2SO4.       C. Đất bị ngập úng.        D. Đất có nhiều muối.

Câu 89: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều   A. FeS2    B. Cation canxi.             C. Cation natri.       D. H2SO4

Câu 90: Quá trình hình thành  S → FeS2 → H2SO4 của đất phèn cần  chú ý đến điều kiện:

A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.      B. Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí.        C. Có xác sinh vật.               D. Có chứa S.

Câu 91: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có :  A. pH < 7.      B. pH < 4.           C. pH > 7.        D. pH > 4.

Câu 92: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng:   A. Tăng chất dinh dưỡng cho đất.   B. Bổ sung chất hữu cơ cho đất.  

C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm.                   D. Khử mặn.

Câu 93: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường xuyên thường sử dụng để cải tạo loại đất nào?     

A. Đất phèn.          B. Đất chiêm trũng.           C. Đất phù sa.         D. Đất mặn.

Câu 94: Ở Việt Nam, đất phèn phân bố chủ yếu ở...........và cây trồng phát triển mạnh trên đất phèn là..........:

A. Đồng bằng sông Cửu Long; cây Tràm.        B. Miền Bắc; cây Đước .      

C. Đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt .     D. Miền Nam; cây Mắm và cây Sú .

Câu 95: Đi làm ruộng về móng chân bị vàng. Theo em đất này thuộc loại đất nào ?

A.  Đất mặn.               B. Đất phèn.           C. Đất xám bạc màu.                D. Đất mặn và đất phèn.

Câu 96: Thế nào là quá trình khoáng hóa?

A. Tổng hợp các chất đơn giản thành chất mùn.                B. Tổng hợp các chất đơn giản thành chất hưu cơ phức tạp.

C. Phân hủy chất hữu cơ thành chất khoáng đơn giản.     D. Phân hủy chất hữu cơ thành chất mùn.

Câu 97: Thành phần chất hữu cơ trong đất gồm có:  A. Các chât dinh dưỡng như phốtpho, nitơ.

B.Xác động vật, thực vật, vi sinh vật chết.              C. Khoáng.                  D. Các sinh vật sống trong đất.

Câu 98: Đất nông nghiệp phần lớn là chua và rất chua vì:            A. Tầng mùn dày,  hoạt động VSV yếu.

B. Tầng mùn mỏng, hđ VSV yếu.             C. Tầng mùn dày,  hoạt động VSV mạnh.             D. Tầng mùn mỏng, hđ VSV mạnh.

Câu 99: Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi? A. 50%.   B. 60%.    C. < 60%. D. 70%.

Câu 100: Đa số đất của vùng đồi núi trung du Việt Nam:   

A. Rất giàu dinh dưỡng.           B. Đất kiềm.                C. Có độ phì nhiêu.                  D. Có độ phì nhiêu thấp.

Câu 101: Nếu đất có tầng đất mặt mỏng, khô hạn, nghèo dinh dưỡng, hoạt động của các VSV yếu thì có biện pháp cải tạo:  

A. Trồng cây theo đường đồng mức        B. Thềm cây ăn quả  

C. Cày sâu dần kết hợp với bón phân hữu cơ và phân hóa học      D. Làm ruộng bậc

Câu 102: Muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả phải:   A. Biết các tính chất của đất để cải tạo và sử dụng hợp lí.      

B. Cày xới, bón phân thường xuyên.      C. Cung cấp nước đầy đủ.           D. Điều chỉnh pH của dung dịch đất.

Câu 103: Phân hóa học là loại phân:   A. Được SX theo quy trình công nghiệp.          B. Có chứa các loài VSV.  

C. Loại phân sử dụng tất cả các chất thải.                     D. Loại phân hữu cơ vùi vào đất.

Câu 104: Chọn câu trả lời đúng:       A. Phân hoá học chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp. 

B. Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao.  

C. Phân hoá học dễ tan nên dùng để bón lót là chính.     D. Phân hoá học khó tan nên dùng bón lót là chính.

Câu 105: Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều?         

A. Dễ tan.                   B. Dễ tan cây không hấp thụ hết.              C. Không có tác dụng cải tạo đất.      

D. Dễ tan, cây không hấp thụ hết → gây lãng phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm đất chua.            

Câu 106: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?

A. Đất sẽ kiềm hơn.        B. Đất sẽ mặn hơn.         C. Đất sẽ chua hơn.                  D. Đất trung tính.

Câu 107: Phân không có tác dụng cải tạo đất:    A. Phân hóa học.          B. Phân hữu cơ.        C. Phân vi sinh.          D. Phân lân.

Câu 108: Loại phân nào dùng bón thúc là chính:    A. Đạm, kali.       B. Phân lân.         C. Phân chuồng.     D. Phân VSV.

Câu 109: Sau khi sử dụng phân hóa học cần chú ý điểm gì?    A. Phân đạm, kali chủ yếu dùng bón thúc là chính.    

B. Phải bón vôi               C. Phải ủ trước khi bón           D. Ít nguyên tố khoáng

Câu 111: Sản lượng cây trồng phần lớn dựa vào nguồn phân đạm. Tuy nhiên, nếu bón nhiều phân đạm → làm bộ lá phát triển, tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy cần làm gì?

A. Bón phân hợp lí.                B. Bón cân đối NPK.          C. Bón phân Nitragin.           D. Bón phân hợp lí, bón cân đối NPK.    

Câu 112: Phân hữu cơ có đặc điểm:  A. Khó hoà tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.              B. Dễ hoà tan, có nhiều chất dinh dưỡng.    

C. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.            D. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp.

Câu 113:  Loại phân nào dùng để bón lót là chính:   A. Đạm.    B. Phân chuồng.       C. Phân NPK.   D. Kali.

Câu 114: Phân có tác dụng cải tạo đất: A. Phân Hóa học.     B. Phân hữu cơ, phân vi sinh.      C. Phân vi sinh.         D. Phân lân.

Câu 115:  Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm:    A. Thúc đẩy nhanh q/trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh.  

B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải.       C. Tiêu diệt mầm bệnh.      D. Cây hấp thụ được.

Câu 116: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.          B. Nitragin.          C.  Photphobacterin.          D. Azogin.

Câu 117: VSV phân giải lân hữu cơ lân vô cơ dùng để sản xuất phân:   

A. Azogin.          B. Nitragin.       C. Photphobacterin.            D. Lân hữu cơ vi sinh.

Câu 118: VSV phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân:    

A. Azogin.      B. Nitragin.                  C. Photphobacterin.                  D. lân hữu cơ vi sinh.

Câu 119: Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu: 

A. Phân lân hữu cơ vi sinh.                    B. Nitragin.                  C. Photphobacterin.                 D. Azogin.

Câu 120: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân: 

A. Azogin.      B. Nitragin.       C. Photphobacterin.     D. Lân hữu cơ vi sinh.

Câu 121: Phân VSV phân giải chất hữu cơ có tác dụng gì?

A. Chuyển hóa lân hữu cơ lân vô cơ       B. Phân giải chất hữu cơ chất khoáng đơn giản.   

C. Chuyển hóa lân khó tan →  lân dễ tan                D.Chuyển hóa N2 → đạm

Câu 122: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần:    A.  Bón phân hữu cơ.            B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí.    

C. Bón phân hữu cơ,  tưới tiêu hợp lí.                   D.  Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.              

Câu 123: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:  A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.   

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.       C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.         D. nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Câu 124: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:  A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối.      

B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.      C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp.      D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh.

Câu 125: Nguồn sâu bệnh hại: A. Sâu non.     B. Trứng, bào tử.   C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn.    D.Trứng, bào tử, Nhộng, VSV.

Câu 126: Bệnh hại cây trồng do: A. Nấm         B. Vi khuẩn          C. Vi rút       D. Nấm, Vi khuẩn, Vi rút.

Câu 127: Tác dụng của việc ngâm đất trong công tác ngăn ngừa sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Làm mất nơi cư trú.                            B. Cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển của sâu, bệnh hại.

C. Ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển.           D. Diệt sâu non, trứng, nhộng,...

Câu 128: Yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Gió.          B. Nhiệt độ.        C. Độ ẩm, lượng mưa.                    D. Nhiệt độ, Độ ẩm, lượng mưa.                   

Câu 129: Câu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.

C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.

D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng  khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng

Câu 130: Ổ dịch là:       A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.  

B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.        C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.            D. Có sẵn trên đồng ruộng.

Câu 131: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

A. Đất thiếu dinh dưỡng           B. Đất thừa dinh dưỡng           C. Đất chua         D. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng          

Câu 132: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?   

  A. Làm bộ lá phát triển.          B. Thừa chất dinh dưỡng.           C. Làm đất có độ pH thấp.      D. Là nguồn thức ăn của côn trùng.

 

---------------------- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT! ----------------------------

 

Light horizontal

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG                           Trang 1 TỔ SINH – CÔNG NGHỆ

 

nguon VI OLET