TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Câu 1: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn bao nhiêu?
Câu 2: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó bằng bao nhiêu?
Câu 3: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không. Tìm độ lớn của cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm.
Câu 4: Khung dây tròn dẹt có 20 vòng, bán kính là 3,14 cm. Khi có dòng điện đi vào thì tại tâm của vòng dây xuất hiện từ trường là B = 2.10-3 T . Tính cường độ dòng điện trong dây dẫn.
Câu 5: Một khung dây dẫn trong không khí được uốn thành vòng tròn, bán kính R = 0,1m có I = 3,2 A chạy qua. Khung dây có 1000vòng. Tìm cảm ứng từ tại tâm khung dây.
Câu 6: Sợi dây dẫn có dòng điện đi qua I = 0.2 A, được cuốn thành ống dây dài. Ống dây có chiều dài 0.4m gồm 400 vòng dây. Xác định cảm ứng từ tại một điểm trong ống dây
Câu 7: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây bằng bao nhiêu?
Câu 8: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây bao nhiêu?
Bài 9: Dùng một dây đồng có phủ một lớp sơn cách điện mỏng,quấn quanh một hình trụ dài 50cm,đường kính 4cm để làm một ống dây.Nếu cho dòng điện có cường độ 2A vào ống dây,thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Cho biết sợi dây để quấn dài 62,8m và các vòng dây được quấn sát nhau.
Bài 10: Cho dòng điện có cường độ 2A chay qua các vòng dây của một ống dây, thì cảm ứng từ bên trong ống dây là B = 8.10-3T.Ống dây dài 62,8cm. Tìm số vòng dây của ống dây.
Bài 11: Một khung dây tròn bán kính 30cm gồm 100vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây?
Bài 12: Một khung dây tròn đường kính 10 cm gồm 120 vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây nếu cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,5A.
Câu 13:Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) cùng chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn bao nhiêu?
Câu 14: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8 (cm). Cảm ứng từ tại M có độ lớn bao nhiêu?
Câu 15: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 (cm). Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 100 (A), cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 10 (cm), cách dòng I2 30 (cm) có độ lớn bao nhiêu?
Câu 16: Hai dây dẩn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 10cm trong không khí. Dòng điện chạy trong 2 dây dẫn ngược chiều nhau và có I1=10A; I2=20A. Tìm cảm ứng từ tại :
Điểm A cách mỗi dây 5 cm.
Điểm B cách dây 1 đoạn 4 cm cách dây 2 đoạn 14 cm
Điểm M cách dây 10 cm, cách dây hai 20cm.
Bài 17 : Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 ; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện I1 = 4A, I2 = 6A đi qua. Tính cảm ứng từ tại:
a. M cách d1 và d2 khoảng r = 5cm khi 2 dòng điện cùng chiều.
b. cách
nguon VI OLET