ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD 6 HK I
Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể

1. Khái niệm.
- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ; thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để có sức khỏe tốt. Tích cực phòng và chữa bệnh
2. Ý nghĩa
- Sức khỏe là vốn quý của con người. Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động và có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
3. Cách rèn luyện
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng (chú ý an toàn thực phẩm).
- Tập TDTT vào mỗi buổi sáng.
- Phòng bệnh: rửa tay trước khi ăn, nhà cửa sạch sẽ…
- Khi mắc bệnh tích cực chữa triệt để.
- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác….

Bài 2: Siêng năng, kiên trì

1. Khái niệm.
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- VD: Buổi lao động nhiều việc tưởng không làm hết, nhưng các Bạn HS lớp 6A chăm chỉ làm và đã hoàn thành công việc.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- VD: Gặp bài văn khó, Hoa suy nghĩ và làm xong mới thôi.
2. Biểu hiện
- Trong học tập: cần cù, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Trong lao động: Tự giác, chịu khó, miệt mài làm việc thường xuyên, không ngại khó, ngại khổ.
- Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
=> Giữa chúng có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau để dẫn đến thành công ….
+ Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại, ăn bám...
- VD: Nam thường xuyên không thuộc bài.
+ Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán, bỏ bê công việc...
- VD: Gặp bài toán khó, Chung không làm.
3. Ý nghĩa.
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Ví dụ: - “ Mưa dầm thấm lâu”
- “ Khổ luyện thành tài, miệt mài tất giỏi”
- “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
4. Cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...

Bài 3: Tiết kiệm

1. Khái niệm.
- Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Biểu hiện:
- Không đòi hỏi quá mức kinh tế gia đình.
- Sắp xếp thời gian hợp lý.
- Sử dụng tiền của nhà nước đúng mục đích và tiết kiệm.
- Không tham ô tài sản công cộng.
3. Ý nghĩa:
- Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.
- Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.
- Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
- Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa
4. Cách rèn luyện (Hoc sinh cần phải làm gì ...)
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.

Bài 4: Lễ độ

1. Khái niệm.
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2. Biểu hiện.
- Lễ độ: Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Trái với lễ độ: thiếu lễ độ, vô lễ, hổn láo, cư xử thiếu văn hóa...
3. Ý nghĩa:
- Giúp
nguon VI OLET