HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 7 HK1
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện ?Nêu ý nghĩa của sống giản dị ?Hãy nêu một số ví dụ về hành vi sống giản dị? Hãy nêu cách rèn luyện của bản thân em để thực hiện lối sống giản dị?
* Sống giản dị :- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
* Biểu hiện không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo vật chất bên ngoài.
* Ý nghĩa :- Giản dị là  phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến.
* VD:+ Tiêu tiền vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, gia đình và những người xung quanh.
+ Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Đi đứng nghiêm trang, tự nhiên.
+ Trang phục gọn gàng, sạch sẽ...
* Cách rèn luyện cuả bản thân:
+ Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
+ Không mặc kiểu quần áo trông lạ mắt so với mọi người…
+ Giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, nghiêm trang, không điệu bộ, kiểu cách…
+ Nói năng lịch sự, có văn hóa, diễn đạt một cách dễ hiểu…
Câu 2: Trung thực là gì ? Biểu hiện?Lấy vài ví dụ thể hiện sự trung thực của em trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
*Trung thực: là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
*Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Ví dụ : Trong học tập : không nói dối thầy cô, không copy bài của bạn, không dùng tài liệu, khi có lỗi thì phải nhận lỗi ...
Trong cuộc sống : không tham lam , không nói dối cha mẹ , khi có lỗi thì phải nhận lỗi ..
Câu 3 :Trung thực có ý nghĩa như thế nào ? Bản thân em sống trung thực như thế nào ?
*. Ý nghĩa:
- Là một đức tính cần thiết quý báu của mỗi người
- Nâng cao phẩm giá
- Được mọi người tin yêu kính trọng
- Xã hội lành mạnh.
* Bản thân em sống Trung thực :Sống ngay thẳng, thật thà, không đổ lỗi cho người khác , dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không sợ kẻ xấu, không tham lam , nhặt của rơi trả lại người mất ,trong học tập không nói dối thầy cô và các bạn , không quay cóp khi kiểm tra , không dùng tài liệu 
Tục ngữ: - Cây ngay không sợ chết đứng
- Ăn ngay nói thẳng   ;- Nhặt của rơi trả lại người mất
Câu 4: Tự trọng là gì ?Biểu hiện ra sao ?Tự trọng có ý nghĩa như thế nào ? Tìm câu tục ngữ nói về sống tự trọng?Bản thân em rèn luyện tính tự trọng như thế nào?
* Thế nào là tự trọng?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
* Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.
* Ý nghĩa:
- Là phẩm chất cần thiết, quý báu ;- Giúp ta nâng cao phẩm giá
- Được mọi người yêu quý
* Bản thân rèn luyện :
Biết tôn trọng người khác, lắng nghe ý kiến của người khác, lễ phép, trung thực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ, không để người khác phải nhắc nhở chê trách .
Tục ngữ : Đói cho sạch, rách cho thơm   ; Cây ngay không sợ chết đứng; Nói 9 thì phải làm 10
Câu 5: Yêu thương con người là gì?Biểu hiện? Ý nghĩa?Kể được 02 việc làm thể hiện được tình yêu thương giúp đỡ mọi người.
* Yêu thương con người là :
+ Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là người gặp khó khăn hoạn nạn.
* Biểu hiện
-Biết giúp đỡ thông cảm, chia sẽ với người khác.
- Biết tha thứ, cú lũng vị tha, biết hi sinh.
* ý nghĩa.
+ Là truyền thống quí báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
+ Biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quí và kính trọng.
* VD: - Quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt.
- Giúp đỡ người bạn học tập tốt.

Câu 6: Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa? Tìm ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ.
* Thế nào là đoàn kết, tương trợ:
- Đoàn kết, tương trợ
nguon VI OLET