phòng giáo dục & đào ................
TRƯỜNG THCS.....................................
----------(((----------











GIáO áN:





Tổ: .......................

GV:.............





Năm hoc: 20.....- 20....
câu hỏi ôn tập địa lí 8
1/Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố :
- Hoạt động tân kiến tạo làm nâng cao và trẻ hóa địa hình.
- Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa có tác dụng bào mòn hạ thấp địa hình, san lấp vùng trũng.
- Hoạt động của con người: tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,...
2/Em hãy cho biết một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.
Một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta: Hoành Sơn, Bạch Mã, một số nhánh núi từ dãy Trường Sơn Nam đâm ra biển, nơi có đèo Cù Mông, đèo Cả...
3/Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đồng bằng thành các đồng bằng nhỏ.(Ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn...).
- Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít.
- Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
4/Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
- Đồi núi: vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bờ biển và thềm lục địa.
5/Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào?
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
- Dải núi đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Hòa Bình).
- Dải núi đá vôi vùng núi thấp Bắc Trung Bộ (các hang động núi đá vôi nổi tiếng như: Phong Nha, Sơn Đoòng...).
6/Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông cửu Long như thế nào?
/

7/Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
- Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.
- Lợi ích của việc bảo vệ rừng:
+ Hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt đất, bảo vệ đất.
+ Chống trượt lở đất đá.
+ Điều hòa dòng chảy nước góp phần hạn chế lũ lụt.
+ Bảo vệ nguồn nước ngầm.
+ Bảo vệ đa dạng sinh vật, các nguồn gen qúy.
+ Rừng là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí quyển, cân bằng hệ sinh thái.
8/Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?
Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, do nhịp độ và cường độ gió mùa tạo ra.
 Mùa đông, mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về sẽ làm hạ thấp nền nhiệt của miền Bắc, thời tiết lạnh và có thể xảy ra rét đậm rét hại, băng giá, sương muối...
9/Những nông sản nhiệt đới nào của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?
Những nông sản nhiệt đới của nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường là: lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu trên thế giới.
10/Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa.
* Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam. * Đặc trưng khí hậu của từng mùa: - Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4:
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
nguon VI OLET