PHẦN I. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm pháp luật.

1a. Pháp luật là gì?   

- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

1b. Ba đặc trưng của pháp luật.

* Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các “văn bản quy phạm pháp luật”.

- Thẩm quyền ban hành “văn bản quy phạm pháp luật” của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Các “văn bản quy phạm pháp luật” nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung của các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.

2. Bản chất của pháp luật.

2a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

2b. Bản chất xã hội của của pháp luật.

- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

3c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục.

- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

4a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Nhà nước công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.

4b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1

 


PHẦN I. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm pháp luật.

1a. Pháp luật là gì?   

- Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

1b. Ba đặc trưng của pháp luật.

* Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

- Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuân mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

* Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các “văn bản quy phạm pháp luật”.

- Thẩm quyền ban hành “văn bản quy phạm pháp luật” của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Các “văn bản quy phạm pháp luật” nằm trong một hệ thống thống nhất: văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; nội dung của các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước.

2. Bản chất của pháp luật.

2a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Pháp luật do nhà nước ban hành, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

2b. Bản chất xã hội của của pháp luật.

- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

3c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hóa, xã hội, giáo dục.

- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

4a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Nhà nước công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.

4b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1

 


- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. (Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.)

- Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1. Bảng so sánh đạo đức và pháp luật:

Tiêu chí so sánh

Đạo đức

Pháp luật

Nguồn gốc

Hình thành từ đời sống xã hội.

Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

Nội dung

Các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người (thiện, ác, lương tâm, nhân phẩm, danh dự nghĩa vụ,...)

Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).

Hình thức thể hiện

Trong nhận thức, tình cảm của con người.

Văn bản quy phạm pháp luật.

Phương thức tác động

Tự giác điều chỉnh bởi lương tâm và dư luận xã hội.

Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước.

Bài tập:

1. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng.

Nội dung

Đúng

Sai

1. Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.

 

 

2. Pháp luật quy định những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.

 

 

3. Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm và những việc nên làm.

 

 

4. Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước.

 

 

5. Pháp luật có tính quy phạm rộng rãi, tính quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.

 

 

6. Pháp luật mang bản chất cộng đồng.

 

 

7. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

 

 

8. Pháp luật ở nước ta hiện nay thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

 

 

9. Pháp luật mang bản chất của giai cấp cầm quyền.

 

 

10. Pháp luật mang bản chất của Nhà nước.

 

 

Đáp án:

 

2. Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một hoặc nhiều thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1

 


1. Pháp luật có tính

a. của giai cấp trong xã hội.

2. Pháp luật mang bản chất

b. giai cấp.

3. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước

c. quy phạm phổ biến.

4. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và

d. được bảo đảm bằng thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

5. Pháp luật là phương tiện để thực hiện

e. quyền lực bắt buộc chung.

6. Quản lý bằng pháp luật là phương pháp quản lý

g. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

7. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế vừa

h. dân chủ và hiệu quả nhất.

8. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và

i. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

9. Đạo đức là

k. đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền.

 

l. bảo vệ các giai cấp trong xã hội.

 

m. pháp luật tối đa.

 

n. xã hội.

 

o. tác động trở lại đối với kinh tế.

 

p. quản lý xã hội.

Đáp án

 

3. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu X vào các ô tương ứng.

Nội dung

Đúng

Sai

1. Không có pháp luật, xã hội vẫn có thể tồn tại và phát triển ổn định.

 

 

2. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

 

 

3. Tất cả các nhà nước đều quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

 

 

4. Pháp luật là phương tiện hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội.

 

 

5. Quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ hạn chế được tự do dân chủ.

 

 

6. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

7. Pháp luật có thể tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 

 

8. Pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện trước Nhà nước.

 

 

9. Nếu xảy ra tranh chấp giữa nhà nước và công dân pháp luật sẽ bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

 

 

10. Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

 

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1.Pháp luật là phương tiện như thế nào của công dân.

1

 


A. Để công dân tự bảo vệ mình.

B. Để công dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình.

C. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây của pháp luật là dấu hiệu để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Quy định của pháp luật không bao hàm nội dung đạo đức.

B. Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Pháp luật mang tính xã hội, bắt buộc chung.

D. Quy định của pháp luật không bao hàm nội dung đạo đức.

Câu 3. Pháp luật là hệ thống do…..ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

A. Người dân. B. Chủ tịch nước.

C. Thủ tướng chính phủ ban hành. D. Nhà nước.

Câu 4. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở.

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính vi phạm phổ biến.

C. Tính bắt buộc phổ biến. D. Tính cơ bản phổ biến.

Câu 5. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân.

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 6. Pháp luật là phương tiện như thế nào của công dân?

A. Để công dân tự bảo vệ mình

B. Để công dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình.

C. Để công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

D. Để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 7. Pháp luật là

A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.

B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống xã hội.

C. hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Câu 8. Pháp luật có đặc điểm là:

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội, mang tính quyền lực, quy phạm phổ biến

C. Có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực, bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 9. Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành…..mà nhà nước là đại diện.

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.

C. phù hợp với các quy phạm đạo đức.

D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

Câu 10. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

1

 


D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 11. Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?

A. Pháp luật có tính cưởng chế do nhà nước thực hiện, bắt buộc đối với mọi cá nhân.

B. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện bắt buộc đối với mọi cá nhân.

C. Do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 12. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 13. Khái niệm pháp luật được hiểu là:

A. Qui tắc xử sự, chỉ bắt buộc với một số người. 

B. Qui tắc xử sự của cơ quan nhà nước.

C. Qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung 

D. Qui tắc xử sự của một cộng đồng người.

Câu 14. Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của

A. cán bộ công chức nhà nước.

B. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

C. giai cấp nhân dân lao động, công chức nhà nước.

D. giai cấp công nhân, công chức.

Câu 15. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.

Câu 16. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng

A. biện pháp giáo dục. B. biện pháp răn đe.

C. biện pháp cưỡng chế. D. biện pháp thuyết phục. 

Câu 17. Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.

B. Để bảo đảm công bằng xã hội.

C. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.

D. Để đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 18. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?

A. Xây dựng hệ thống pháp luật tốt.

B. Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.

D. Xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 19. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì

A. trong các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.

B. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.

C. các quy tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.

D. pháp luật là phương tiện đặc thù bảo vệ các giá trị đạo đức.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật

 A. Tính quy phạm phổ biến B. Tính thuyết phục, nêu gương.

 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

1

 


Câu 21. “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến.

 A. tính quyền lực bắt buộc chung.

 B. tính khuôn mẫu, ràng buộc.

 C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

 D. tính quy phạm phổ biến.

Câu 22. Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện

 A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

 B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

 C. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.

 D. tính xác định chặt chẽ về nôi dung của pháp luật.

Câu 23. Bạn H cho rằng: “Pháp luật chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội”. Nhận định này xuất phát từ

 A. bản chất của pháp luật. B. đặt trưng của pháp luật.

 C. vai trò của pháp luật. D. chức năng của pháp luật

Câu 24. Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

 A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

 C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính chặt chẽ về nội dung.

Câu 25. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc.Trong trường hợp này, pháp luật đã

 A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

 B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị A.

 C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

 D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

Câu 26. Bức tường nhà chị H bị hư hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

  A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

  B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.

  C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

  D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 27. Ông A điều khiển xe máy đến ngã tư chấp hành tín hiệu đèn giao thông dừng đèn đỏ. Trường hợp trên đã thể hiện đặt trưng nào của pháp luật?

 A. Tính quy phạm phổ biến.

 B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

 D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 28. Thông tin từ Công an huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long cho biết cơ quan này đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Hồ Thanh D (46 tuổi, trú Q. Ninh Kiểu, TP Cần Thơ là tài xế, làm việc tại Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang) về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trường hợp trên đã thể hiện đặt trưng nào của pháp luật?

 A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

 C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

1

 


Câu 29. Ông A đăng kí kinh doanh thành lập công ty TNHH Một Thành Viên, theo đúng luật Doanh nghiệp về quyền tự do kinh doanh. Qua nội dung trên ta nói Ông A

 A. thực hiện quyền của mình.

 B. bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 C. bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

 D. tự do mua bán.

Câu 30. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ

 A. quyền và nghĩa vụ của mình.

 B. quyền và trách nhiệm của mình.

 C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 D. quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Câu 31. Bạn A thắc mắc, tại sao tất cả các quy định trong Luật giáo dục đều phù hợp với qui định “mọi công dân đều có quyền bình đẳng” trong Hiến pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

 A. Tính qui phạm phổ biến.

 B. Tính quyền lực.

 C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

 D. Tính bắt buộc chung.

Câu 32. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị S với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào sau đây?

 A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

 C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

 D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân.

Câu 33. Việc làm nào sau đây là biểu hiện cho việc nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội ?

 A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện truyền thông.

 B. Chủ động đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.

 C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.

 D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cá nhân.

Câu 34. Văn bản nào dưới đây không có tính quy phạm phổ biến?

 A. Luật Giao thông đường bộ. B. Luật Dân sự.

 C. Luật Hình sự. D. Điều lệ Đoàn Thanh niên.

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, các hình thức, các giai đoạn thực hiện pháp luật.

1a. Khái niệm thực hiện pháp luật.      

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

1b. Các hình thức thực hiện pháp luật.

* Sử dụng pháp luật.

- Các cá nhân, tổ chức sử đụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

* Thi hành pháp luật.

- Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

*Tuân thủ pháp luật.

1

 


- Các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm làm.

* Áp dụng pháp luật.

- Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Có hai trường hợp như sau:

+ Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành.

+ Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

1c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật. (Không dạy)

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2a. Vi phạm pháp luật.

- Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

* Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu cơ bản sau:

- Dấu hiệu 1: Là hành vi trái pháp luật. + Hành vi trái pháp luật có thể là hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.

+ Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: Cá nhân, tổ chức không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.

- Dấu hiệu 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

(Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe - tâm lí. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là:

+ Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.

+ Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình ( không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi )

- Dấu hiệu 3: Người có hành vi trái pháp luật có lỗi.

(Lỗi:là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây ra hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý, lỗi vô ý).

2b. Trách nhiệm pháp lí.

- Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, vì thế, nhà nước thông qua pháp luật buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình.

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

2c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

* Vi phạm hình sự.

- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

- Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án.

* Vi phạm hành chính.

1

 


- Là hành vi do cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện, có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước.

- Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm…

* Vi phạm dân sự.

- Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 

- Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự, như: bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

* Vi phạm kỉ luật.

- Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và công vụ nhà nước trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.

- Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc.

1. Bảng phân biệt các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.

Loại

vi phạm

Chủ thể vi phạm

Hành vi

Trách nhiệm

Chế tài

trách nhiệm

Chủ thể

áp dụng pháp luật

Hình sự

Cá nhân

Gây nguy hiểm cho xã hội.

Hình sự

Nghiêm khắc nhất

Tòa án

Hành chính

Cá nhân, tổ chức

Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

Hành chính

Phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật phương tiện,…dùng để vi phạm.

Cơ quan quản lí nhà nước

Dân sự

Cá nhân, tổ chức

Xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Dân sự

Bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đúng thỏa thuận giữa các  bên tham gia.

Tòa án

Kỉ luật

Cá nhân, tập thể

Xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối với cán bộ, công chức nhà nước.

Kỉ luật

Khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương, đuổi việc.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu doanh nghiệp.

 

2. Những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.

1

 


 

Sử dụng pháp luật

Thi hành pháp luật

Tuân thủ pháp luật

Áp dụng pháp luật

Chủ thể

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Phạm vi

Làm những gì pháp luật cho phép

Làm những gì pháp luật quy định phải làm

Không được làm những gì pháp luật cấm.

Căn cứ vào thẩm quyền và quy định của pháp luật, ban hành các quyết định cụ thể hoặc ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

Yêu cầu đối với chủ thể

Có thể làm hoặc không làm, không bị ép buộc

Phải làm, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật

Không được làm, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định.

 

Bài tập:

1. Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Vi phạm dân sự

a. Chủ thể vi phạm thường bị phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện,… dùng để vi phạm.

2. Vi phạm hành chính

b. Là những hành vi xâm phạm các quy tắc kỷ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp,…

3. Vi phạm hình sự

c. Chủ thể vi phạm phải bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đúng thỏa thuận giữa các bên tham gia.

4. Vi phạm kỷ luật

d. Là hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.

5. Chế tài trách nhiệm dân sự

e. Do cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện.

6. Chế tài trách nhiệm hình sự

g. Là những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước do cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

7. Chế tài trách nhiệm kỷ luật

h. Là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

8. Chế tài trách nhiệm hành chính

i. Chủ thể vi phạm bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương, đuổi việc,…

 

k. Là những hình phạt nghiêm khắc nhất.

 

1

 

nguon VI OLET