ĐỀ CƯƠNG GDCD 10 HK2
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC
1- Nghĩa vụ.
a) Nghĩa vụ là gì ?
* Khái niệm:
- Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.
- Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
* Bài học:
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên lợi ích ca nhân.
- Xã hội có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của cá nhân.
b) Nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Chăm lo rèn luyện đạo đức, quan tâm đến mọi người, đấu tranh chống lại cái ác.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá..
- Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo…
- Sẵn sáng tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2- Lương tâm.
a) Khái niêm lương tâm.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
* Hai trạng thái biểu hiện:
- Lương tâm thanh thản -> giúp con người tự tin hơn, phát huy được tình tích cực trong hành vi của con người.
- Sự cắn rứt của lương tâm -> giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
b) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.
- Thường xuyên rèn luyện TT đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân, tự nguyện phấn đấu để trở thành công dân tốt.
- Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với
3- Nhân phẩm và danh dự.
a) Nhân phẩm.
* Khái niệm:
-Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
* Người có nhân phẩm biểu hiện:
- Có lương tâm trong sáng.
- Có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức, các chuẩn mực đạo đức xã hội
* Xã hội đánh giá cao người có nhân phẩm.
b) Danh dự.
* Khái niệm:
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Vậy danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
* Ý nghĩa:
- Nhân phẩm và danh dự có quan hệ lần nhau.
- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần của mỗi người, giúp họ phấn đấu tốt và hoàn thiện.
* Lòng tự trọng
- Tự trọng là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của mình.
- Người có lòng tự trọng luôn biết kiềm chế những hành động bản năng, thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
4- Hạnh phúc.
a) Hạnh phúc là gì ?
-Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tình thần.
b) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
- Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
- Xã hội hạnh phúc là cơ sở, là điều kiện phát triển hạnh phúc cá nhân.
- Mỗi cá nhân phấn đấu xây dựng hạnh phúc cho mình phải có nghĩa vụ đối với người khác và với xã hội




Bài 12 : CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH
1- Tình yêu
a) Tình yêu là gì ?
- Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa 2 người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
* Cơ sở của tình yêu.
- Sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc
- Tự nguyện.
* TY là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, biểu hiện:
- Nhớ nhung, quyến luyến
- Tình cảm tha thiết.
- Trở thành động cơ mãnh liệt.
b) Tình yêu chân chính.
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã
nguon VI OLET