ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 10
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
Định nghĩa, công thức và đơn vị của: động lượng, công, công suất, động năng, thế năng, cơ năng.
Phát biểu, viết biểu thức và nêu ý nghĩa của các định luật bảo toàn: động lượng, cơ năng.
Cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí, phương trình trạng thái của khí lý tưởng, các đẳng quá trình, các định luật về chất khí trong quá trình đẳng nhiệt và đẳng tích.
Nội năng và sự biến thiên nội năng, các nguyên lý của nhiệt động lực học.
Chất rắn, sự nở vì nhiệt của vật rắn, các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, sự chuyển thể của các chất.
II. KĨ NĂNG
1. Bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài tập ở các trang: 126, 127, 132, 133, 136
- Bài tập 2, 3, 4 trang 141; bài 7, 8 trang 145; bài 5, 6, 7 trang 154,155; bài 5, 6, 7, 8, 9 trang 159; bài 6, 7, 8 trang 162; bài 6, 7, 8 trang 166. Bài 6,7,8 trang180; bài 7,8,9 trang 192; bài 6,7,8,9 trang 197.
2. Luyện tập
Bài 1. Thả một vật có khối lượng 20 kg từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10m/s2.
a.Tính vận tốc của vật lúc sắp chạm đất.
b.Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng?
c. Ở độ cao nào thì hai ? Tính vận tốc của vật tại vị trí đó.
Bài 2. Từ độ cao 4 m (so với mặt đất) người ta ném một vật khối lượng m =100g lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
Tính vận tốc của vật lúc sắp chạm đất.
Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng?
Tính vận tốc của vật tại vị trí thế năng bằng một nửa động năng?
Bài 3. Một khối khí có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 27oC và áp suất 760mmHg.
a) Nếu nung nóng đẳng tích khối khí lên đến nhiệt độ 47 oC thì áp suất khối khí sẽ là bao nhiêu ?
b) Nếu nén khối khí đến thể tích 0,5 lít và nung nóng khối khí lên đến nhiệt độ 217 oC thì áp suất khối khí sẽ là bao nhiêu ?
Bài 4. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số của trạng thái này là: 2 atm, 6 lít, 270C.
a.Nén khí đẳng nhiệt đến áp suất 3 atm. Tính thể tích khí lúc này.
b.Tiếp sau đó khí giãn đẳng áp đến thể tích 8 lít. Tính nhiệt độ khí lúc này.
c.Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trên trong hệ toạ độ (p,V)
Bài 5. Một lượng khí lí tưởng thực hiện các quá trình 1-2-3-1 như hình vẽ.
Cho biết P1 = 105 Pa; T1 = 300K; T3 = 750K; V2 = 4 lít. 2 3
a.Hãy xác định đầy đủ các thông số ở mỗi trạng thái.
b.Vẽ lại chu trình trên trong hệ toạ độ (p,V).
1

Bài 6: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 2m, góc nghiêng= 300, xuống mặt phẳng nằm ngang . Vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang một đoạn rồi dừng lại.Ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1 ; lấy g = 10m/s2. Tính: a. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
b. Quãng đường vật chuyễn động trên mặt phẳng nằm ngang.
c. Thời gian vật chuyển động.
Bài 7. Một thanh ray của đường sắt có độ dài là 12,5m khi nhiệt độ là 10oC. Cho biết =1.2 .10-6 K-1 .
Tính độ dài của thanh ray khi nhiệt độ ngoài trời là 40oC .
Phải để một khe hở là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray đối diện, để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500 thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra.
Bài 8. Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 470C dưới áp suất 240 kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 570C. (Biết thể tích của
nguon VI OLET