DTĐ


Tài liệu học tập

VẬT LÍ 11

(phần bài tập)












Họ và tên:................................................................................................................

Trường:..................................................................................Lớp:..........................













Chương I. ÐIỆN TÍCH VÀ ÐIỆN TRƯỜNG
1.1 Có hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 tương tác nhau bằng lực đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1 > 0 và q2 < 0. B. q1 < 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.
1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của A và D trái dấu. B. Điện tích của A và D cùng dấu.
C. Điện tích của B và D cùng dấu. D. Điện tích của A và C cùng dấu.
1.3 Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện không thay đổi.
1.4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm³ khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 4,3.10³ (C) và –4,3.10³ (C). B. 8,6.10³ (C) và –8,6.10³ (C).
C. 4,3 (C) và –4,3 (C). D. 8,6 (C) và –8,6 (C).
1.6 Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10–9 (cm), coi rằng prôton và electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là
A. lực hút với F = 9,216.10–12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10–12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10–8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10–8 (N)
1.7 Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10–4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là
A. q1 = q2 = 2,67.10–9 (μC). B. q1 = q2 = 2,67.10–7 (μC).
C. q1 = q2 = 2,67.10–9 (C). D. q1 = q2 = 2,67.10–7 (C).
1.8 Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10–4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10–4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là
A. 1,6 m. B. 1,6 cm. C. 1,28 m. D. 1,28 cm.
1.9 Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = –3 (μC), đặt trong dầu (có ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
1.10 Hai
nguon VI OLET