CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Câu 1: Hai hạt bụi có dạng quả cầu nhỏ tích điện q1 = q2 = 8 nC được giữ cố định tại hai điểm A, B cách nhau 4cm trong chân không. Nơi thí nghiệm không có trọng trường, cho khối lượng hai hạt bụi tại A và B lần lượt là m1 = 2m2 = 10-8 gam. Người ta thả đồng thời hai hạt cho chúng chuyển động tự do.
a. Nhận xét về chuyển động của m1 và m2. Tính gia tốc của mỗi hạt ngay sau đó và tại thời điểm chúng cách nhau 10 cm.
b)Tính vận tốc của mỗi hạt khi chúng cách nhau 10 cm và sau khoảng thời gian rất dài.
Câu 2. Trong chân không nơi có điện trường đều với  phương ngang, độ lớn cường độ điện trường bằng E, gia tốc trọng trường g, người ta thả nhẹ một chất điểm có khối lượng m, điện tích q (q>0). Tìm quỹ đạo của m vận tốc của nó khi nó đã dịch chuyển theo phương ngang một đoạn L.
Câu 3:Cho 3 điện tích điểm giống nhau +q đặt tại 3 đỉnh 1 tam giác đều ABC. Điện tích +q1 đặt tại M nằm trên đường thẳng đi qua trọng tâm G của tam giác và vuông góc với mặt phẳng tam giác, cách M một đoạn x, trong chân không.
a) Xác định độ lớn lực tác dụng lên q1.
b) Tìm x để độ lớn lực tác dụng lên q1 cực đại.
c) Nếu để cho 3 điện tích q bắt đầu chuyển động tự do ra xa nhau (không có q1). Tìm vận tốc cực đại của chúng. Cho khối lượng mỗi điện tích là m. Bỏ qua ma sát, trọng lực.
Câu 4 : Cho hai điện tích q1 và q2 đặt cố định tại hai vị trí có tọa độ x1 = a và x2 = -a trong hệ tọa độ vuông góc (oxy) .Biết q1 = q2 = +Q .
Phải chọn một điện tích q0 như thế nào và đặt ở đâu để nó cân bằng bền ?
Đặt thêm điện tích q3 = -Q cố định tại vị trí có tọa độ y = a.Phải đặt điện tíc
q0 nằm cách đều q1 ,q2 ở đâu để lực điện do q1,q2 và q3 tác dụng lên nó đạt giá trị cực đại ? Tính giá trị cực đại đó ?
Bài 5: Hai quả cầu nhỏ tích điện bằng nhau và trái dấu được đặt cách nhau đoạn bằng a trên mặt phẳng ngang. Một quả cầu thứ 3 tích điện q treo bằng sợi dây ở phía trên mặt phẳng. Lần thứ nhất được treo sao cho nó cân bằng ngay trên điện tích thứ nhất và cách điện tích thứ nhất một đoạn a. lần thứ 2 nó được treo cân bằng trên điện tích thứ 2 và cách điện tích thứ hai một đoạn a. Xác định góc lệch của dây treo biết rằng góc lệch trong lần thứ nhất gấp đôi góc lệch trong lần thứ 2?
Bài 6: Một quả cầu nhỏ khối lượng m= 0,1g mang điện tích q = 10-8C được treo bằng sợi dây không giãn và đặt vào điện trường đều  có đường sức nằm ngang và cường độ E =  (V/m). Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s2.
a. Vị trí cân bằng của vật.
b. Đưa vật tới vị trí sao cho sợi dây có phương ngang rồi thả nhẹ. Hãy tính vận tốc cực đại của vật; vận tốc của vật và lực căng của dây treo tại vị trí dây treo có phương thẳng đứng.
c. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng, đột ngột đổi chiều điện trường nhưng vẫn giữ nguyên cường độ. Tính vận tốc cực đại và lực căng cực tiểu của dây treo quả cầu?
Bài 7 : Cho một vật nhỏ khối lượng m = 4 g, tích điện q = + 5.10-4 C và một bán trụ nhẵn, bán kính R = 60 cm đặt cố định trên mặt phẳng ngang (Hình 1). Cho vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh bán trụ. Gọi v là vận tốc của vật khi bắt đầu rời bán trụ. Bỏ qua mọi lực cản và từ trường Trái Đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính v.
b. Nếu đặt hệ vật và bán trụ trong vùng không gian có điện trường đều, vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ dưới lên, độ lớn E = 60 V/m thì v bằng bao nhiêu?
Bài 8. Hai quả cầu nhỏ m1 và m2 được tích điện q và -q, chúng được nối với nhau bởi một lò xo rất nhẹ có độ cứng K (hình 4). Hệ nằm yên trên mặt sàn nằm ngang trơn nhẵn, lò xo không biến dạng. Người ta đặt đột ngột một điện trường đều cường độ , hướng theo phương ngang, sang phải. Tìm vận tốc cực đại của
nguon VI OLET