ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK II –NH:2020-2021
MÔN CÔNG NGHỆ- LỚP:9

Câu 1: Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi, kiểu ngầm? Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa đặt dọc theo trần nhà là đặc điểm của kiểu lắp đặt nào?
+ Mạng điện lắp đặt kiểu nổi :là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà,…
+ Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm: là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần, sàn bê tong … và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa đặt dọc theo trần nhà là đặc điểm của kiểu lắp đặt nổi.
Câu 2: Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện? Trình bày cách kiểm tra các đồ dùng điện.
Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử của mạng điện:
Kiểm tra dây dẫn điện
Kiểm tra cách điện của mạng điện:
Kiểm tra ống luồn dây dẫn.
Kiểm tra rò điện
Kiểm tra các thiết bị điện
Cầu dao công tắc
Cầu chì
Ổ cắm điện và phích cắm điện
Kiểm tra các đồ dùng điện:
Trình bày cách kiểm tra các đồ dùng điện:
Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào vỡ cần thay ngay.
Dây dẫn điện không bị hở cách điện, không rạn nứt. Kiểm tra kĩ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện; nếu bị gãy có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ.
Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, các đồ dung điện bị hư hỏng phải sửa chữa ngay. Chỉ khi nào các đồ dùng đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới đưa vào sử dụng.
Câu 3: So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện.

Kiểu nổi
Kiểu chìm

Ưu điểm
- Đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ thuật và tránh được các tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa, thay thế khi gặp sự cố
- Vừa tiết kiệm không gian lắp đặt vừa đảm bảo về mĩ quan
- Đảm bảo an toàn điện và phù hợp với nhu cầu sử dụng

Nhược điểm
- Nếu bố trí không hợp lý sẽ làm mất mĩ quan, chiếm nhiều không gian lắp đặt.
- Khó lắp đặt với kiểu nhà có kiến trúc phực tạp
- Lắp đặt dây dẫn điện thường phải tiến hành song song khi xây nhà ở
- Khó kiểm tra, sửa chữa, thay thế khi gặp sự cố.

 Câu 4: Em hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện: 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
Bước 1. Vạch dấu
Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện;
Vạch dấu đường đi dây và vị trí lắp đặt đèn.
Bước 2. Khoan lỗ
Khoan lỗ bắt vít
Khoan lỗ luồn dây
Bước 3. Lắp thiết bị điện của bảng điện
Nỗi dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện;
Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện
Bước 4. Nối dây mạch điện
Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn;
Nối dây vào đui đèn. Khi nối dây vào đui đèn, phải buộc một nút trong đui đèn để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Bước 5. Kiểm tra
Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn:
+ Lắp đặt đúng theo sơ đồ
+ Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc và đẹp;
+ Mạch điện đảm bảo thông mạch.
Nối mạch điện vào nguồn điện cho vận hành thử

Câu 5: Em hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn
Bước 1. Vạch dấu
Vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị điện và đèn;
Vạch dấu đường đi dây của mạch điện.
Bước 2. Khoan lỗ
Khoan lỗ bắt vít
Khoan lỗ luồn dây
Bước 3. Lắp thiết bị điện của bảng điện
Xác định các cực của công tắc
Nỗi dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện;
Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện
Bước 4. Nối dây mạch điện
Lắp đặt dây dẫn từ bảng điện ra đèn;
Nối dây vào đui đèn.
Bước 5. Kiểm tra
Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn:
+ Lắp đặt đúng theo sơ đồ
+ Các mối nối đảm bảo an
nguon VI OLET