CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ. CÁC DẠNG CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác được chọn làm mốc. Cần phân biệt chuyển động cơ với chuyển động nhiệt là chuyển của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.
Có thể chọn vật bất kỳ làm mốc. Trong đời sống, chúng ta thường chọn những vật gắn liền với Trái Đất như nhà cửa, cây cối, cột cây số, ... làm vật mốc.
Đường mà vật chuyển động vạch ta gọi là quỹ đạo chuyển động.
Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
Chuyển động cong là chuyển động có quỹ đạo là đường cong. Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt, có quỹ đạo là đường tròn.
2. Mở rộng
Chất điểm: Một vật có kích thước rất nhỏ so với quỹ đạo chuyển động của nó thì được coi như chất điểm.
Chuyển động tịnh tiến: Là chuyển động của một vật mà tất cả các điểm của vật đều vạch ra các đường giống nhau.
Dao động: Là sự chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng.
Mốc thời gian: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường chọn lúc 0 giờ làm mốc thời gian. Trong cơ học, ta thường lấy lúc bắt đầu khảo sát một hiện tượng làm mốc thời gian.
Hệ quy chiếu: Để xác định vị trí của một chất điểm, ta chọn hệ trục tọa độ gắn với vật mốc gọi là hệ quy chiếu. Hệ quy chiếu gồm có: (1) Một điểm O ở trên vật mốc gọi là gốc tọa độ; (2) một hệ trục tọa độ.
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. PHƯƠNG PHÁP
Cần xác định rõ đối tượng khảo sát và vật mốc, từ đó xác định được trạng thái động học của vật.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Để xác định vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc ta dựa vào
A. khoảng cách từ vật tới vật mốc.
B.vị trí của vật so với mặt đất.
C. vị trí của vật so với những vật gắn liền với mặt đất như nhà cửa, cây cối, ....
D. vị trí của vật so với vật mốc.
Lời giải:
Để xác định vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc ta dựa vào vị trí của vật so với vật mốc. Chọn D.
Câu 2: Một vật đứng yên so với vật mốc khi
A. khoảng cách từ vật tới vật mốc thay đổi.
B.khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi.
C. vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi.
D. vị trí của vật so với vật mốc thay đổi.
Lời giải:
Một vật đứng yên so với vật mốc khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi.Chọn C.
Câu 3: Một tàu hỏa đang dời nhà ga. Với vật mốc nào sau đây thì tàu hỏa là đứng yên?
A. Một cây xanh ở bên đường. B. Người soát vé đi dọc các toa tàu.
C. Đường ray. D. Ghế của người lái tàu.
Lời giải:
Vị trí của tàu so với ghế của người lái tàu không thay đổi theo thời gian nên tàu đứng yên so với ghế người lái tàu.  Chọn D.
Câu 4: Với vật mốc nào sau đây thì cột điện bên đường là chuyển động?
A. Một cây xanh ở bên đường. B. Một người đứng chờ xe bên đường.
C. Một ô tô đang đi trên đường. D. Mặt đường.
Lời giải:
Vị trí của cột điện so với ô tô thay đổi theo thời gian nên cột mốc chuyển động so với ô tô  Chọn C.
Câu 5: Một người đứng trong thang máy đang từ tầng 3 xuống tầng 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thang máy chuyển động so với sàn nhà.
B. Người chuyển động so với thang máy.
C. Sàn nhà chuyển động so với thang máy.
D. Người chuyển động so với sàn nhà.
Lời giải:
Vị trí của người so với thang máy không thay đổi trong quá trình đó, tức người đứng yên so với thang máy.  Chọn B.
*Nhận xét: Học sinh thường chọn C vì cho rằng sàn nhà đứng yên. Nguyên nhân là do chưa xác định rõ vật mốc, với mốc là thang máy thì sàn chuyển động, học sinh hay mặc định mốc là những vật gắn liền với mặt đất thì sàn là đứng yên.
Câu 6: Một chiếc vali đặt trên một toa tàu đang
nguon VI OLET