CÂU HỎI BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ
Câu 1: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
Một con người thì có có hoạt động riêng của mình. Hoạt động của một người chỉ liên quan đến người đó và một số người xung quanh.
Còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú, liên quan đến tất cả, nghĩa là liên quan đến nhiều người, nhiều nước ở nhiều lúc khác nhau.
Câu 2: Trình bày một cách ngắn gọn, lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.
Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Câu 3: Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
Câu 4: Theo em, tại sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
Cuộc sống của bầy người nguyên thủy :
Người tối cổ : cuộc sống "ăn hang, ở lỗ" rất bấp bênh ; sống theo bầy, dựa vào hái lượm, săn bắt, biết dùng lửa, biết ghè đẽo đá làm công cụ, ở trong các hang động, mái đá...
Người tinh khôn : sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung. Người tinh khôn biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức...
Câu 5: Đời sống của người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với người tối cổ?
Đời sống của người tinh khôn có những điểm tiến bộ hơn so với người tối cổ là:
Biết chế tác công cụ tiến bộ - đồ mài đá ( mài cưa, khoan đục đá)
Nguồn sống (kinh tế), săn bắn thay cho săn bắt, biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thuỷ.
Đời sống ổn định hơn, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà bước đầu đã biết chinh phục tự nhiên.
Câu 6: Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
Công cụ bằng kim loại so với công cụ đá sắc hơn, cứng hơn, nó có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra dư thừa ngày càng nhiều. Không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa. Nhờ công cụ kim loại con người làm được nhiều ngành nghề khác nhau như gỗ đóng thuyền, phá đá làm nhà…
Câu 7: Em hãy nêu các quốc gia cổ đại phương Đông?
Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà và Trung Quốc.
Câu 8: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
Nông dân công xã: Chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.
Quý tộc quan lại: Có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
Nô lệ: hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.
Câu 9: Ở các nước phương Đông nhà vua có những quyền hành gì?
Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu. Vua có quyền cao nhất trong mọi công việc. Vua có quyền cao nhất, nắm mọi quyền hành chính trị, đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội và được cha truyền con nối. Vua được coi là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian.
Mỗi nước có cách gọi khác nhau về vị vua như người Ai Cập gọi vua là “Pha – ra – ôn”, người Trung Quốc gọi vua là Thiên tử.
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Tây đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Đầu thiên niên kì I TCN, trên hai bán đảo Ban Căng và I- ta –li a (Địa Trung Hải) đã hình thành hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô – ma.
Câu 11: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ là một trong hai mô
nguon VI OLET