ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 8 - KỲ I

Phạm vi ôn tập: Từ bài 1 đến bài 14.
I. LÝ THUYẾT
1. Cho ví dụ về vật chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Chỉ rõ vật làm mốc, vật đứng yên, vật chuyển động?
2. Phát biểu định luật về công?
3. Thế nào là chuyển động đều? chuyển động không đều? cho ví dụ?
4. Biết biểu diễn lực.
5. Thế nào là lực ma sát trượt, lăn và nghỉ? cho ví dụ?
6. Thế nào là hai lực cân bằng?
7. Giải thích được một số hiện tượng về lực ma sát, áp suất khí quyển?
8. Lực ma sát có lợi và có hại như thế nào? cho ví dụ?
9. Thế nào là áp lực? Cho ví dụ?
10. Khi nào có công cơ học? cho ví dụ?
II. BÀI TẬP.
Bài 1. Biết đổi đơn vị vận tốc.(1km/h = 0,28m/s, 1m/s = 3,6km/h)
Áp dụng:
a, ? km/h = 5 m/s b, 12 m/s = ? km/h c, 48 km/h = ? m/s
d, 150 cm/s = ? m/s = ? km/h e, 62 km/h = ? m/s = ? cm/s
Bài 2. Các bài trong sách giáo khoa C2 - C3/16; C5/27; C5-C6/48.
Bài 3. Các bài trong sách bài tập: 4.5; 4.6; 5.5; 5.6; 13.11; 14.4; 14.5
Bài 4: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình nước có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 150 cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 10,8 N.
a, Tính lực đấy Acsimet tác dụng lên vật .
b, Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật .
Bài 5: Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn vào trong nước thấy lực kế chỉ 10N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng cả nó.
Bài 6: Một vật có khối lượng 598,5 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm3 chúng được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lê vật.
Bài 7: Một cục nước đá có thể tích 360 cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3
Bài 8: Một vât có khối lượng 0,75 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm3 được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? tại sao? Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
Bài 9: áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 7200 N , khi đó cánh buồm chịu một áp suất 350 N/m2 .
a, Diện tích của cánh buồm là bao nhiêu ?
b, Nếu lực tác dụng lên cánh buồm là 8400 N, thì cánh buồn phải chịu một áp suất là bao nhiêu ?
Bài 10: Trong một bình thông nhau chứa thuỷ ngân người ta đổ thêm vào một nhánh axít sunfuric và nhánh còn lại đổ thêm nước, khi cột nước trong nhánh thứ hai là 65 cm thì thấy mực thuỷ ngân ở hai nhánh ngang nhau. Tìm độ cao của cột axít sunfuric? Biết rằng trọng lượng riêng của axít sunfuric và của nước lần lượt là 18000 N/m3 và 10000 N/m3.
Bài 11. Một vật nặng 50kg có dạng hình vuông nằm trên mặt bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đỡ của bàn(phản lự của bàn). Hãy biểu diễn lực, chỉ rõ điểm đặt,
nguon VI OLET