TRƯỜNG THCS: ………………                BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÌNH HỌC 6

Lớp:……………………………..                  Nội dung: Chương I  -  Thời gian: 45 phút

Họ tên:……………………..........                              (Ngày kiểm tra:……/ 11 / 2012)

Điểm:

 

 

 

 

Lời phê của Thầy giáo:

 

Bài 1 (2đ). Vẽ đoạn thẳng MN = 7cm, vẽ trung điểm của đoạn thẳng NM. Nêu cách vẽ.

Bài 2 (3 đ). Vẽ đường thẳng  xy. Lấy điểm N trên đường thẳng xy. Lấy điểm P thuộc tia Nx và điểm Q thuộc tia Ny.

a) Nêu các tên gọi khác của đường thẳng xy?

b) Trên hình có bao nhiêu đoạn thẳng kể tên các đoạn thẳng đó?

c) Viết tên tất cả các  tia đối của tia Px và tia NQ trong hình em vừa vẽ?

              Viết tên tất cả các tia trùng với tia Py trong hình em vừa vẽ?

Bài 3 (2 đ). cho đoạn thẳng AB. Điểm M nằm giữa AB. Tính AB biết AM = 5cm, MB = 2cm?

Bài 4 (3 đ). Trên tia Ox; vẽ ba điểm A, B, C với OA = 2cm; OB = 4cm; OC = 6cm

a, Tính độ dài AB; BC; AC.

b, Điểm B có là trung điểm của đoạn AC không? Vì sao?

Bài làm

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

 

Bài 1:(2đ)

 

-         Vẽ hình đúng được          (0,5đ)                              

-         Vẽ đoạn thẳng MN = 7cm              

-         Tính IN = IM = = = 3,5cm. 

-         Lấy I thuộc NM sao cho IN = IM = 3,5 cm     (0,5đ)

 

Bài 2:(3đ)

Hình vẽ         (0,5 đ)

 

a)     Tên gọi khác của đường thẳng xy là: yx; PQ; QP; QN; NQ; PN; NP.    (1 đ)

  b) Trên hình có 3 đoạn thẳng đó là:

    * Đoạn thẳng PN hoặc NP      (0,5 đ)

    * Đoạn thẳng PQ hoặc QP      (0,5 đ)

     * Đoạn thẳnh NQ hoặc QN               (0,5 đ)

c) Tia đối của tia Px là các tia PN; PQ; Py    (0,5 đ)

          Tia đối của tia NQ là các tia NP; Nx    (0,5 đ)

Bài 3 (2 đ). cho đoạn thẳng AB. Điểm M nằm giữa AB. Tính AB biết AM = 5cm, MB = 2cm?

Ta có: M nằm giữa AB nên: AM + MB = AB                                    (1đ)                                                                   Vậy AB = 5 + 2 = 7cm                                                      (1đ)

Bài 4 (3 đ). Trên tia Ox; vẽ ba điểm A, B, C với OA = 2cm; OB = 4cm; OC = 6cm

a, Tính độ dài AB; BC; AC.

b, Điểm B có là trung điểm của đoạn AC không? Vì sao?

       O            A              B              C                    

                                                                         x

a. OA < OB suy ra  A nằm giữa O và B nên

OA + AB = OB

Khi đó độ dài đoạn thẳng AB là:

AB = OB – OA = 4 – 2 = 2(cm)

Học sinh lập luận tương tự, ta có

- Độ dài đoạn thẳng BC là:

BC = OC – OB = 6 – 4 = 2(cm)

- Độ dài đoạn thẳng AC là:

AC = AB + BC = 2 + 2 = 4(cm)

b. B là trung điểm của AC, vì: AB = BC =  AC/2 = 2(cm)

 

0,5

 

0.25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

0.5 đ

 

nguon VI OLET