THPT NGUYỄN HUỆ                     BÀI VIẾT SỐ II – Năm học: 2016-2017

      TỔ NGỮ VĂN                             MÔN  : Ngữ Văn 10

                                                             Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

 

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
  1. Mục tiêu kiểm tra:

-          Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10.

-          Kiểm tra kiến thức học sinh để tiếp tục đánh giá phân loại học sinh.

  1. Đánh  giá học sinh theo các chuẩn sau:

-          Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.

-          Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.

-          Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho học sinh.

  • Cụ thể : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức đã học.
  1. THIẾT LẬP MA TRẬN                

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng

- Đọc hiểu

-Ngữ liệu: (SGK, ngoài SGK…)

 

 

 

-Tiếng Việt

(Chuyên đề Tiếng Việt)

-Xác định các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, BPTT…

 

- Nắm vững đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

-Hình thức văn bản

 

 

- Tác dụng, ý nghĩa,….

 

 

 

 

 

-Vận dụng kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để tìm hiểu văn bản

 

 

 

Số câu: (4 -6)

Số điểm

Tỉ lệ : 20%

 

1.0 điểm

10 %

 

3.0  điểm

30 %

 

 

 

4,0 điểm

40 %

Làm văn

Viết bài văn tự sự

-Nắm được nội dung tác phẩm đã học

-Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

- Tấm Cám

-Nhưng nó phải bằng hai mày; tam đại con gà;

-Xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung bài làm văn

Viết bài văn tự sự về một câu chuyện trong tác phẩm văn học có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để thể hiện câu chuyện

 

-Nhập vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

- Tích hợp vấn đề,…

- Biết mở rộng, liên hệ, so sánh đối chiếu...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ:

1

2,0 điểm

20 %

1

4,0 điểm

40 %

1

3,0 điểm

30 %

1

1,0 điểm

10%

 

6,0 điểm

60%

Số câu:

Số điểm

Tỉ lệ:

 

 

2,0điểm

20

 

  4,0 điểm

40 %

 

3.0 điểm

30 %

 

 

1.0  điểm

10 %

 

10,0 điểm

100 %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI     ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT SỐ 2 HKI

    TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ                  Môn: Ngữ văn – khối 10

TỔ: Ngữ văn        Mã đề :................                      Thời gian: 90 phút

                                                                                   (Hình thức: Tự luận)

Phần I. Đọc hiểu ( 4 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Người dân nào xưa đưa em về đây
Cho em gặp bố
Người bố mất nỏ thần, giận em, ruồng bỏ
Nhưng nhân dân mình không nỡ bỏ em ...

Nhân dân mình không nỡ bỏ em
Không nỡ bỏ đứa con bị bỏ
Để chiều nay trong gian đình cổ
Tôi đứng lặng trước em

Tôi đứng lặng trước em
Không phải trước lỗi lầm
biến em thành đá cuội
Nhớ vận nước có một thời chìm nổi
Bắt đầu từ một tình yêu
 

Em hoá đá ở trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hoá đá trong đời

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả
một kiếp người
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng
máu toàn dân tộc
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay....

Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì ...
Đền Cổ Loa nhạt nắng
Lừng lẫy bóng chiều đi ....”

Trước đá Mị ChâuTrần Đăng Khoa

Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên? Bài thơ khiến anh chị nhớ đến câu chuyện nào trong truyền thuyết dân gian?

Câu 2: (1.0 điểm) Thái độ của tác giả khi đứng trước tượng đá Mị Châu là gì ?

Câu 3:( 2.0 điểm)

                      Người dân nào xưa đưa em về đây.

                        Như muốn nhắc một điều gì ...”.

Điều nhân dân muốn nhắc nhở trong hai câu thơ trên là gì? Liên hệ bản thân?

 

Phần II: Làm văn (6 điểm)

    Hãy nhập vào vai nhân vật Tấm kể lại câu chuyện “Tấm cám” .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Bài viết số 2, môn Ngữ văn 10, năm học 2015 - 2016

A.Hướng dẫn chung

 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.

 2.Do đặc trưng của môn ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

3. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu ( nếu có) trong hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu, và được thống nhất trong tổ chấm.

B. Hướng dẫn chấm cụ thể.

Phần I. Đọc- hiểu( 4 điểm)

Câu 1(1.0 điểm):

 - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

- Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Câu 2(1.0 điểm)Thái độ tác giả:

+ Đứng về phía nhân dân khi kết tội MChâu.

+ Thương xót trước bi kịch tình cảm của MChâu.

+ Đồng cảm với trái tim yêu thương của MChâu.

+ Ghi nhớ sâu sắc bài học của cha ông.

Câu 3(2.0 điểm): Học sinh có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo thể hiện được cảm nghĩ về lời nhắc của nhân dân: Luôn trân trọng và giữ gìn tình yêu của mình nhưng không được cả tin mù quáng trong tình yêu phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên tình yêu cá nhân.

 

Phần II:  Làm văn(6 điểm)

Yêu cầu về kỹ năng:

       - Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

      - Bài văn có  đủ ba phần  có hình thức và nội dung

      - Xây dựng luận điểm – luận cứ  - luận chứng rõ ràng

Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau:

 

Mở bài

Giới thiệu câu truyện, nhân vật

0.5

 

 

 

Thân bài

*Thân phận của Tấm.

- Mồ côi cả cha lẫn mẹ,sống với dì ghẻ cay nghiệt và em cùng cha khác mẹ.

- Chịu thương,chịu khó,làm lụng chăm chỉ vất vả:Chăn trâu, ghánh nước thái khoa, vớt béo….cả ngày không hết việc.

* Các xung đột, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.

* Giai đọan 1: Khi ở nhà dì ghẻ - đây là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng- thể hiện qua các chi tiết : cái yếm đỏ, con cá bống, việc mụ dì ghẻ bắt Tấm nhặt gạo trộn với thóc không cho đi hội.

* Giai đọan 2:   Tấm đã ra ngoài xã hội – đây là mâu thuẫn xã hội giữa người áp bức và kẻ bị áp bức

* Ý nghĩa  việc trả thù của Tấm.

Hành động trả thù của cô Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với quan niệm “ Ở hiền gặp lành”, “ ác giả ác báo” của nhân dân

 

1.0

 

 

 

 

1.5

 

 

 

  1.5

 

 

1,5

Kết bài

Khẳng định giá trị tác phẩm

1.0

 

nguon VI OLET