PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

DỰ THI CẤP TỈNH CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9

 

Đề chính thức

NĂM HỌC: 2014 – 2015

 Môn:  Ngữ Văn - Lớp 9

Đề thi gồm có: 01 trang

  Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Ngày thi:   06 tháng 01 năm 2015

 

Đề bài

Bài 1 (3,0 điểm)

        Trong bài thơ “Tiếng hát mùa gặt” của Nguyễn Duy có đoạn:

Đồng chiêm phả nắng lên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang,

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

          Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ đó.                                                              

Bài 2 ( 2,0 điểm)

         Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về những nét đặc trưng của quê hương Thanh Hóa qua bài Dô tả dô của Mạnh Lê (chương trình Ngữ văn địa phương lớp 9).

Bài 3 ( 5,0 điểm)

         Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.

 Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh  tuyệt đẹp…

 (Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ – Bùi Xuân Lộc – NXB Trẻ, 2005)

Bài học về cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện trên. ( Bài nghị luận không quá hai trang giấy thi )

Bài 4 ( 10,0 điểm)

 Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”

 Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1)


 

(Hết)

 

 

 

Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh: ................. Phòng thi: ...................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

DỰ THI CẤP TỈNH CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9

 

NĂM HỌC: 2014 – 2015

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn:  Ngữ Văn - Lớp 9

 

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.

- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.  Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.

- Chấm theo thang điểm 20 (Bài 1:3 điểm; Bài 2: 2 điểm; Bài 3: 5 điểm, Bài 4: 10,0đ)

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:

Bài 1 (3,0đ)

     * HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Biện pháp tu từ nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát;lưỡi hái liếm ngang.                                                                                                 (0,75 đ)

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang           (0,25 đ) 

- Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái             (0,25đ)

- Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời                                       (0,25đ)

* Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý chính.        (1,5đ)

Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động. Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.

Bài 2( 2,0đ)

* Yêu câu về kỹ năng:  (0,5đ)

Trình bày đúng cấu tạo hình thức đoạn văn , diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, nổi bật nội dung chính; đảm bảo viết đúng chính tả và ngữ pháp.

*  Yêu cầu về kiến thức (1,5)

      Đoạn văn đảm bảo các ý cơ bản sau:


 

Nêu được những đặc trưng của quê hương Thanh Hóa trong bài Dô tả dô tà của Mạnh Lê: rau má, truyền thống văn hóa (điệu hò Sông Mã, trống đồng Đông Sơn, bài dân ca Đi cấy) , truyền thống lịch sử lâu đời ( cầu Hàm Rồng, vua Lê, chúa Trịnh), những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khó...

Bài 3:(5,0đ)

* Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo là một bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp...

0,5đ

* Yêu cầu về kiến thức: HS đạt được các nội dung cơ bản sau:

 

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

0,5

2. Phân tích, bàn luận vấn đề:

 

a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:

1,0

+ Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường… là những yếu tố khách quan có thể xảy ra với con người bất kì lúc nào.

0,25

+ Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát…biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết thích nghi với hoàn cảnh mới và chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh, tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời ( luôn luôn làm chủ hoàn cảnh và luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan).

0,25

=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực; phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ. Luôn luôn làm chủ hoàn cảnh và chinh phục hoàn cảnh để đat được kết quả tốt đẹp mới.

0,5

b. Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện

2,0

Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh quan5 sâu sắc với mỗi người trong cuộc đời:

 

+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát ).

0,75

+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn. (Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời).

0,75

+ Phê phán những người có lối sống hèn nhát, chấp nhận đầu hàng, buông xuôi, đổ lỗi cho số phận ….

0,5

3. Khẳng định vấn đề và rút ra bài học trong cuộc sống:

1,0

+ Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt.

0,25


 

+ Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà phải can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

0,25

+ Liên hệ bản thân

0,5

Bài 4 (10,0 điểm)

Định hướng cụ thể:

 

1. Yêu cầu về kĩ năng:

     HS viết được văn bản nghị luận có lập luận logic chặt chẽ, bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, thuyết phục người đọc, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.

0,75

 

 

 

2. Yêu cầu về kiến thức

9,25

2.1. - Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận

       - Trích dẫn ý kiến

0,75

2.2. Giải thích khái quát vấn đề

- Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt mục đích sáng tác vào con người và cuộc sống. Đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống và có ích cho con người.

- Xứ sở của cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức.

+ Vẻ đẹp nội dung là vẻ đẹp của tự nhiên và con người trong lao động, chiến đấu, các lĩnh vực khác mà nhà văn mang tới cho người đọc.

+ Vẻ đẹp hình thức là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu chặt chẽ, tình huống hợp lí và khả năng sử dụng ngôn từ điêu luyện...

=> Nội dung, hình thức đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làm cho con người yêu cuộc sống, khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ tốt lành cho cuộc đời.

Để người đọc cảm nhận được xứ sở của cái đẹp đó thì nhà văn chân chính là người dẫn đường cho người đọc khám phá cảm nhận. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của nhà văn.

1,5đ

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

 

 

 

0,5đ

2.3. Chứng minh qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long

- Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa  được thể hiện ở trước hết ở phương diện nội dung :

+ Xứ sở của cái đẹp, của thiên nhiên ở Sa Pa : đó là bức tranh thiên nhiên núi rừng rộng lớn vùng Tây Bắc được miêu tả từ xa đến gần, từ bầu trời đến mặt đất. Xa xa núi cao, thác đổ trắng xóa, đường núi quanh co uốn lượn, cây cối rậm rạp, những đàn bò đủng đỉnh ăn cỏ trong những thung lũng ven đường, nắng len tới đốt cháy rừng cây, ... mây bị nắng xua đi cuộn tròn... Những vòm lá ướt sương... (Lấy dẫn chứng, phân tích).

Đến gần là vườn hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, hồng phấn, tổ ong với đủ màu sắc rực rỡ do bàn tay của con người tạo ra ...

6,đ

 

4,đ

 

1,5đ

 

 

 

 

 

 

 


 

Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn gợi ra cho ta bao liên tưởng và khao khát về vùng đất thơ mộng.

+ Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa  còn được thể hiện ở vẻ đẹp hấp dẫn của con người: nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh đã vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt và sự buồn chán cô đơn của bản thân để tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa. Sức hấp dẫn của nhân vật anh thanh niên chính là vẻ đẹp của tâm hồn và lí tưởng sống. Những suy nghĩ, việc làm và hành động, tình cảm của anh khiến người ta cảm phục noi theo và thêm tin yêu cuộc sống. (Lấy dẫn chứng, phân tích)

Ngoài ra, sức hấp dẫn của con người Sa Pa còn là những nhân vật vô danh như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ....

Tất cả đã tạo nên xứ sở của cái đẹp là sự cống hiến âm thầm và lặng lẽ hết mình cho đất nước.

- Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa  không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về nghệ thuật, được thể hiện :

+ Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa thấm đẫm chất thơ

+ Cốt truyện, tình huống giản đơn, chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên) nhưng nhà văn đã dựng lên mối quan hệ chung - riêng thật đẹp.

+ Hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, chất tạo hình, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái, giàu chất thơ.

+ Ngôn ngữ chắp cánh những vần thơ, nâng tâm hồn người đọc vươn tới những cảm xúc sâu xa, thấm thía.

 

 

2,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0đ

 

0,5đ

0,5đ

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

2.4. Đánh giá chung:

- Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú được khơi nguồn kết tinh từ cuộc sống.

- Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo, mê say của nhà văn để có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp của con người, làm cho con người sống tốt hơn.

- Yêu cái đẹp của văn chương là chúng ta yêu tấm lòng của nhà văn. Họ là những kĩ sư tâm hồn đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui dẫn ta đến bến bờ xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.

1,0đ

 

 

Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng về những nội dung chính cơ bản. Trong quá trình chấm, GV đặc biệt lưu ý đến những bài văn mà HS có cách bố cục và diễn đạt sáng tạo, cảm xúc chân thành thể hiện phong cách cá nhân độc đáo của HS có năng lực văn chương. Với những bài này, GV cần cân nhắc và cho điểm hợp lí.

nguon VI OLET