TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1

Năm học 2012-2013

MÔN: Văn - LỚP 12

--------------------

(Thời gian: 90 phút)

Câu 1: (2,0 điểm.) Kết thúc “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1- 12 – 2003”, tác giả Cô-phi An-nan viết: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.

 (Sách Ngữ 12, Tập một,  NXB Giáo dục – 2008)

   Vì sao tác giả Cô-phi An-nan viết như vậy ? Nêu ý nghĩa của câu văn ?

Câu 2: (3,0 điểm.)“Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn).

Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 3: (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật bức chân dung người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

                                                                                  (Ngữ văn 12- tập một, NXB Giáo dục - 2008)

---------------- Hết -----------------

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 1

Năm học 2012-2013

MÔN: Văn - LỚP 12

--------------------

(Thời gian: 90 phút)

 

Câu

 

Điểm

Câu 1

- Giải thích:

+ Tác giả muốn nhấn mạnh và đặt ra vấn đề hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS. Cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.

+ Nhấn mạnh trong cuộc chiến này “các bạn” là người thực hiện, đóng vai trò quan trọng, quyết định.

* Lưu ý: Nếu học sinh giải thích: “Tôi” là người tổ chức, đề xướng, lãnh đạo cũng cho điểm.

- Ý nghĩa:

+ Khích lệ, động viên mạnh mẽ mọi người cùng chung tay chống đại dịch.

+ Thức tỉnh nhiệm vụ phòng chống HIV/ AIDS bắt đầu từ chính mình.  

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

Câu 2

1/  MB: Nêu được vấn đề cần nghị luận.

2/ TB: 

- Giải thích:

  + Người lười biếng: Lười suy nghĩ, học tập, lao động.

  + Thành công : Là mục đích, kết quả mà bản thân mất công sức, thời gian, trí tuệ trải qua gian nan, thậm chí cả thất bại mới có được.

- Phân tích, chứng minh, bình luận: Chân lí trong thực tiễn cuộc sống.

+ Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn thử thách. Đó là cả một quá trình học tập lao động nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, có ý chí nghị lực mới thành. (Ví dụ: Nhà khoa học, nhà văn, bác sĩ, học sinh giỏi…)

0,5

 

 

0,5

 

 

1,5

 

 

 


 

+ Phê phán thói lười biếng.

+ Khẳng định: bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chịu khó. Lười biếng, ngại khó cũng chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.

3/ KB: Bài học nhận thức và hành động.

 

 

 

0,5

Câu 3.

1/ MB:

- Tây Tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến.

- Đoạn thơ sau đã khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến trọn vẹn cả ngoại hình lẫn nội tâm: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

2/ TB:

a/ Ngoại hình: Ngoại hình của người lính Tây Tiến khắc họa bằng một nét vẽ chân dung rất gân guốc, lạ hóa “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp. Gợi sự khắc nghiệt của đời sống chiến trường. Hiện thực được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.

b/ Sức mạnh phi thường: Tương phản giữa ngoại hình và nội tâm ý chí. “Dữ oai hùm” dữ dằn oai phong như hổ- ẩn dụ nói về khí phách, tinh thần mạnh mẽ của đoàn quân. “Mắt trừng” là chi tiết cực tả cái phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu. Đoàn quân Tây Tiến có sức mạnh bên trong khiến quân thù khiếp sợ.

c/ Hào hoa thơ mộng: Bên cạnh cái gian khổ vẫn có một khoảng trời tâm tưởng đi về trong mộng ước của người lính. “Mộng qua biên giới”: Mộng tiêu diệt kẻ thù. “Dáng kiều thơm” trở thành động lực giúp người lính vượt qua khó khăn gian khổ, cũng là niềm tin giúp họ vượt qua bom đạn để trở về.

đ/ Lí tưởng, khát vọng: “Đời xanh” cách nói ẩn dụ, tuổi trẻ bao ước mơ khát vọng còn đang ở phía trước nhưng có gì quý giá hơn Tổ quốc thân yêu. Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi, được xả thân dâng hiến cho Tổ quốc.

e / Sự hi sinh cao cả: Tái hiện thực khốc liệt của đời sống chiến trường. Từ láy “ rải rác” gợi cảm giác rất nhiều người lính đã ngã xuống. Những từ Hán Việt  biên cương, viễn xứ” trang trọng cổ kính gợi cảm giác thiêng liêng và tấm lòng trân trọng của nhà thơ trước sự ra đi của đồng đội.

- Hình ảnh “áo bào thay chiếu”: Là cách nói sang trọng hóa sự hi sinh của người lính. “Về đất” là cách nói tránh về sự hi sinh.

- Sự hi sinh đó đã thấu động đất trời “ Sông Mã…”

3/ KB:

- Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất.

- Kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 

0,5

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

0,75

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp HS không những đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt trôi chảy, thể hiện khả năng cảm thụ tốt, có những suy nghĩ ý tưởng sáng tạo. Bố cục rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với yêu cầu của đề bài, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

 

nguon VI OLET