SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2014-2015

Môn thi: NGỮ VĂN

Lớp 9 - THCS

Ngày thi: 25 tháng 3 năm 2015

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

 

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

   Dưới trăng quyên đã gọi hè

  Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

                                                          (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 2 (6.0 điểm)

 Nhà văn Quách Mạc Nhược cho rằng: Mặt trời mọc rồi lại lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào chúng ta thì còn lại mãi mãi.

 Nhà bác học Đác - Uyn chia sẻ: Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học.

 Còn bạn nghĩ sao?

Câu 3 (12.0 điểm)

 Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

        (Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD 2014)

 Từ cảm nhận về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

===== Hết =====

 

- Thí sinh không sử dụng tài liệu.  

- Giám thị không giải thích gì thêm.

 

 

 


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

 

KÌ THI CHỌN HC SINH GIỎI TỈNH

Năm học: 2014-2015

HƯNG DN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Lớp 9 THCS

Ngày thi: 25 tháng 3 m 2015

(Hướng dẫn gồm 04 trang)

 

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

I

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ của Nguyễn Du

2,0

 

- Biện pháp tu từ nhân hóa: quyên đã gọi hè -> thể hiện được âm thanh tươi vui, rộn rã, góp phần làm nên bức tranh ngày hè sống động và có hồn.

0.5

- Biện pháp ẩn dụ: lửa lựu -> Gợi nên sắc màu đỏ rực của những bông hoa lựu, sắc hoa như thắp sáng cả không gian.

0.5

- Thủ pháp điệp âm: lửa lựu lập lòe -> vừa tạo nên nhạc điệu cho câu thơ, vừa thể hiện được sự chuyển động, sức sống của tạo vật.

0.5

- Sự kết hợp của ba biện pháp tu từ vừa thể hiện được bức tranh ngày hè sống động, tươi vui, rực rỡ có đủ màu sắc, âm thanh và sự chuyển động của tạo vật, vừa khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.

0.5

 

II

Trình bày suy nghĩ về vấn đề được đề cập trong hai câu nói của nhà văn Quách Mạc Nhược và nhà bác học Đác – Uyn

6,0

 

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 


 

Yêu cầu cụ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Giải thích hai ý kiến

1.5

- Ý kiến của Quách Mạc Nhược: Đặt trong tương quan với ánh sáng mặt trăng, mặt trời, Quách Mạc Nhược đã khẳng định sức sống bền bỉ, sâu đậm của nguồn ánh sáng mà người thầy chiếu rọi trong ta. Qua đó, nhà văn Trung Quốc muốn đề cao vai trò, sự ảnh hưởng quan trọng của người thầy đối với mỗi người.

0.5

- Ý kiến của Đác - Uyn: đề cập đến giá trị, hiệu quả của việc tự học, thực chất là đề cao thái độ chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện bản thân của mỗi người.

0.5

- Hai ý kiến trên đang cùng bàn về ý nghĩa, hiệu quả của việc học nhưng nếu Quách Mạc Nhược đề cao vai trò của người thầy thì Đác – Uyn lại khẳng định sự tích cực, chủ động của bản thân người học.

0.5

2. Trình bày suy nghĩ

3.5

Thí sinh có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề được đề cập trong hai ý kiến. Tuy nhiên, bài viết cần hướng tới những ý cơ bản sau:

- Thấy được sự đúng đắn, tính hợp lí của hai ý kiến.

- Mở rộng, bổ sung những phương diện chưa đầy đủ trong mỗi ý kiến.

- Hiểu được mối quan hệ của hai ý kiến. Thực chất hai ý kiến không mâu thuẫn, không loại trừ nhau mà bổ sung, thống nhất với nhau.

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài học nhận thức và hành động

1.0

- Nhận thức được sự cần thiết của việc học tập và coi đó là công việc suốt đời.

0.5

- Cần biết trân trọng và tri ân những người thầy, đồng thời rèn luyện thói quen tự học, tìm phương pháp tự học hiệu quả.

0.5

III

Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) để trình bày suy nghĩ về ý kiến của Nguyễn Đình Thi

12.0


 

 Yêu cầu chung

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ chủ kiến của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

 

Yêu cầu cụ thể

 

1. Giải thích ý kiến

2.0

- Tác phẩm là kết tinh tâm hồn người sáng tác: Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, là nơi chuyên chở, lắng đọng những tâm tư, tình cảm của tác giả trước cuộc sống.

0.75

- Tác phẩm…là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà người nghệ sĩ mang trong lòng: Tác phẩm văn học là phương tiện kết nối tâm hồn người nghệ sĩ với tâm hồn người đọc, đưa tiếng lòng riêng của tác giả đến với tiếng lòng chung của bao người.

0.75

- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm hồn tác giả và truyền tải sự sống của tâm hồn ấy đến với người đọc.

0.5

2. Cảm nhận bài thơ “Ánh trăng” để làm rõ ý kiến

9.0

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều đóng góp quan trọng cho thơ Việt Nam sau 1975. Thơ Nguyễn Duy dung dị, chất phác mà thâm trầm, lắng đọng những triết lí suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978 và in trong tập thơ cùng tên.

0.5

* “Ánh trăng” là bài thơ chất chứa tâm sự sâu kín trong tâm hồn Nguyễn Duy – một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến, trở về với cuộc sống thời bình.

6,0


 

- Hoài niệm về sự gắn bó nghĩa tình với vầng trăng trong những năm tháng tuổi thơ và khi ở chiến trường.

-  Nghĩ về sự lãng quên, thờ ơ, vô tình của mình với vầng trăng trong hiện tại.

-  Xúc động nhớ thương và giật mình thức tỉnh khi bắt gặp vầng trăng xưa vẫn tròn đầy vẹn nguyên.

- > Bài thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

1.5

 

1.5

 

2.0

1.0

* “Ánh trăng” là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà người nghệ sĩ mang trong lòng.

2,0

- Bài thơ đã đưa tiếng lòng riêng của Nguyễn Duy đến với tiếng lòng chung của bao người.

- Lắng nghe lời tự nhắc của nhà thơ về đạo lí sống uống nước nhớ nguồn, biết trân trọng ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, người đọc nhận ra những triết lí sống sâu sắc cho mình.

1.0

 

1.0

3. Đánh giá, nâng cao

1.5

- Bài thơ Ánh trăng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm hồn tác giả và đưa sự sống của tâm hồn ấy đến với mọi người.

0.75

- Từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, ta có thể khẳng định rằng chừng nào tâm hồn con người còn khát khao sự đồng cảm, sẻ chia của tâm hồn khác, chừng ấy tác phẩm văn chương sẽ còn cần thiết.

0.75

 

http://violet.vn/lemaihoa1301/

 

nguon VI OLET