SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH YÊN BÁI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2012-2013

 

MÔN: ĐỊA LÝ

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

 

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

3 điểm

Giả sử nếu trục trái đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Khi đó diễn biến các mùa ở ôn đới, nhiệt đới, vùng cực sẽ như thế nào? Vì sao?

*Giả sử trục trái đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì không có sự thay đổi mùa như hiện nay

* Giả sử trục trái đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì sẽ có các biến đổi mùa như sau:

- Ở khu vực ôn đới: Quanh năm có khí hậu như mùa xuân, thời gian ban ngày và ban đêm lúc nào cũng bằng nhau

- Ở vùng nhiệt đới: Khí hậu thay đổi không đáng kể so với hiện nay.

- Ở vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn.

* Giải thích:

- Trái đất có các mùa trong năm như hiện nay có nguyên nhân rất cơ bản là trục trái đất luôn luôn nghiêng 660 33' so với mặt phẳng quỹ đạo cho nên khi trái đất chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất lần lượt nghiêng bán cầu Bắc và bán cầu Nam về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa như hiện nay.

- Nếu trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì các tia sáng Mặt Trời đến từng vùng trên Trái Đất trong năm không thay đổi cho nên sẽ không có các mùa như hiện nay.

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

0,5

Câu 2

3 điểm

a) Giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều theo vĩ độ

*Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực

+ Khu vực xích đạo mưa nhiều do:

    - Nhiệt độ cao, không khí và hơi nước bốc lên mạnh.

    - Dải hội tụ nhiệt đới tồn tại khá thường xuyên. Áp thấp, gió mang hơi ẩm từ nơi khác đến.

+ Khu vực chí tuyến: Mưa ít do áp cao, mưa chủ yếu do bốc hơi tại chỗ.

+ Khu vực ôn đới:  Mưa tương đối nhiều do áp thấp hút gió đến và hoạt động của gió Tây ôn đới.

+ Khu vực cực: Mưa ít do áp cao thổi gió, nhiệt độ thấp, nước không bốc hơi được.

* Giữa hai bán cầu lượng mưa ở các đới khí hậu cũng khác nhau. Nhìn chung lượng mưa ở Bắc bán cầu ít hơn so với Nam bán cầu.

b) Tại sao tàu buồm đánh cá trên biển nên ra khơi vào lúc nửa đêm và quay về lúc xế chiều là tốt nhất.

- Tình trạng phân bố giữa đất liền và biển trên Trái Đất đã sinh ra hiện tượng gió biển và gió đất trong ngày.

- Gió đất: Ban đêm mặt đất lạnh nhanh, hình thành khu áp cao tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổi từ đất liền ra biển gọi là gió đất.

- Gió biển: Ban ngày, mặt đất nóng nhanh hình thành khu áp cao tạm thời ở đất liền. Gió có hướng thổ từ biển vào đất liền gọi là gió biển.

  Vì vậy, tàu buồm ra khơi vào lúc gần sáng theo hướng gió đất thổi mạnh nhất và quay về bến vào xế chiều hôm sau theo chiều gió biển thổi mạnh nhất là tốt nhất.

 

 

 

0,25

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,5

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

Câu 3

2điểm

a) Hãy phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô.

- Yếu tố tự nhiên sinh học : mức sinh thô phụ thuộc tỉ lệ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nơi nào có tỉ lệ người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, tỉ lệ sinh thô có thể càng cao và ngược lại.

- Tập quán và tâm lí xã hội (phân tích).

- Phát triển kinh tế - xã hội (phân tích).

- Chính sách dân số (phân tích).

- Các yếu tố khác (nêu và phân tích)

b) Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác nhau:

- Nhóm nước phát triển hiện nay có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển ( Dẫn chứng)

- Giải thích : Nhóm nước phát triển có dân số già, nên tỉ suất tử thô cao (mặc dù điều kiện sống rất tốt) ; nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ nên tỉ suất tử thô thấp.

 

 

0,5

 

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

 

0,25

 

0,25

Câu 4

3,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí của Việt Nam. Từ đó rút ra ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

 

a) Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí nước ta:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, nằm gần trung tâm của Đông Nam Á.

+ Việt Nam vừa gắn liền lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông thông ra Thái Bình Dương rộng lớn, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế với các nước.

- Hệ tọa độ địa lí trên đất liền như sau:

   + Điểm cực Bắc: 230 23' Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

   + Điểm cực Nam: 80 34' Bắc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

   + Điểm cực Tây : 1020 09'  Đông tại Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

  + Điểm cực Đông: 1090 24' Đông tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

b)Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

-  Vị trí địa lí  đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. Nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa Châu Á.

+ Tiếp giáp biển Đông là nguồn dự trữ  dồi dào về nhiệt và ẩm nên thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sấu sắc của biển. Vì thế thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tươi.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di cư và di lưu của nhiều loài dộng vật, thực vật nên tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.

- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động ( Dẫn chứng)

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

Câu 5

3,0 điểm

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a, So sánh đặc điểm của sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

* Giống nhau:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc ( Dẫn chứng)

- Tổng lượng nước, hàm lượng phù sa lớn.

- Hướng của sông ngòi: Một số sông có cùng hướng Tây Bắc -  Đông Nam (Dẫn chứng)

- Thủy chế: Theo mùa của khí hậu.

* Khác nhau:

- Đặc điểm lưu vực ( diện tích, hình dạng, độ dốc)

- Hướng phổ biến của sông:

      + Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Vòng cung

      + Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: TB- ĐN

- Mùa lũ : Các sông ở Bắc Trung Bộ có mùa lũ đến muộn hơn

(dẫn chứng)

b) Giải thích tại sao thủy chế của sông Cửu Long khá điều hòa

- Do đặc điểm của lưu vực và trắc diện ( dòng sông dài, có dạng lông chim, lưu vực lớn, có độ dốc bình quân nhỏ)

- Do tác dụng điều tiết của hồ Tônlêxap của Campuchia.

 

 

 

 

 

0,5

0,25

0,25

 

0,25

 

0,5

0,5

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

Câu 6

3,0 điểm

a) Thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ?

* Thuận lợi:

- Khoáng sản: Đa dạng, phong phú ( Dẫn chứng)

=> Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng: Giàu có thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm => phát triển lâm nghiệp.

- Đất trồng: Nhiều loại đất trồng, diện tích lớn  => phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc...

- Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng lớn ( Dẫn chứng)

- Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

* Khó khăn:

- Địa hình gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.

- Thiên tai ( Dẫn chứng)

b) Việc khai thác rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?

- Làm mất cân bằng môi trường sinh thái ( Dẫn chứng)

- Suy giảm sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật ( Dẫn chứng)

- Suy giảm tài nguyên đất, nước...

- Gia tăng các thiên tai ( Dẫn chứng)

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

Câu 7

3,0 điểm

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta qua một số năm.

- Yêu cầu :Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường, chính xác, khoa học, có chú giải rõ ràng, tên biểu đồ, khoảng cách phải phù hợp với năm ( thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân

- Diện tích rừng nước ta có nhiều biến động:

+ Từ năm 1943 đến 1983 diện tích rừng giảm nghiêm trọng do chiến tranh, thiên tai, khai thác rừng quá mức ( Dẫn chứng )

+ Từ năm 1983 đến 2005 diện tích rừng có xu hướng tăng dần trở lại: từ 7,2 triệu ha tăng lên 12,7 triệu ha. Trong đó rừng trồng tăng chậm và rừng tự nhiên tăng nhanh. Nguyên nhân do nhà nước có chính sách bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng rừng.

- Tuy diện tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng liên tục suy giảm, do rừng giàu bị thu hẹp trong khi rừng non mới trồng và rừng nghèo đang khôi phục, chất lượng chưa cao.( Dẫn chứng )

- Độ che phủ rừng có nhiều biến động tương ứng với diện tích rừng. Độ che phủ rừng còn quá thấp.( Dẫn chứng )

 

 

 

1,5

 

 

 

 

0,25

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,25

 

Lưu ý:

 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý chính, nếu thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, có dẫn chứng, logic và thuyết phục thì cho điểm tối đa. Có thể thưởng điểm / câu nếu có ý trả lời hay nhưng không vượt quá tổng điểm của mỗi câu.

 - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm thi, đối với những câu trả lời không hoàn toàn theo hướng dẫn chấm nhưng vẫn đúng về bản chất, đảm bảo khoa học thì vẫn cho điểm.

                          ..................................Hết........................

                                                                                                                                                      1

 

 

nguon VI OLET