TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
Họ tên ......................................
Lớp .........................................
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ I
Môn: Vật lý 6- Năm học 2017-2018
Thời gian làm bài: 45 phút
MÃ ĐỀ 611


ĐỀ BÀI
Câu 1: Một bình tràn chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước. Bình đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là:
A. V= 90cm3. B. V= 30cm3. C. V= 60cm3. D. V= 70cm3.
Câu 2: Trên một bao gạo có ghi “khối lượng tịnh 50kg”. Số đó chỉ:
A. khối lượng của vỏ bao gạo. B. khối lượng của gạo trong bao.
C. khối lượng của cả bao gạo. D. thể tích của gạo trong bao.
Câu 3: Mọi vật đều có
A. sức nặng. B. lực hút. C. lực kéo. D. khối lượng.
Câu 4: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước người ta có thể dùng:
A. Lực kế, bình tràn. B. Bình chia độ, bình tràn.
C. Cân, bình tràn. D. Cân.
Câu 5: Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ
A. vài kilôgam. B. vài trăm gam. C. vài gam. D. vài chục kilôgam.
Câu 6: Một
học sinh dùng bình chia độ có ĐCNN 0,1 cm3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo của bạn là:
A. V = 20,21cm3 B. V= 20,20cm3 C. V= 20,1cm3 D. V =20,11 cm3
Câu 7: Trên một chai nước khoáng có ghi 750 ml. Số đó chỉ :
A. Thể tích của chai. B. Sức nặng của chai nước.
C. Khối lượng của nước trong chai. D. Thể tích của nước trong chai.
Câu 8: Sức nặng của một vật chính là …………………………
A. Khối lượng hoặc trọng lượng của vật. B. Khối lượng của vật.
C. Trọng lượng của vật. D. Lượng chất chứa trong vật.
Câu 9: Hai lực cân bằng là hai lực :
A. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
B. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
C. mạnh như nhau, khác phương.
D. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
Câu 10: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để
A. có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác nhau tùy ý.
B. chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo.
C. chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo.
D. chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo.
Câu 11: Trọng lực là gì?
A. Là đơn vị của lực. B. Là lực đàn hồi.
C. Là khối lượng của vật. D. Là lực hút của Trái Đất.
Câu 12: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Một vật bị co dãn, bẹp, gãy, méo mó … là do chịu tác dụng của vật khác.
D. Khi có lực tác dụng thì bao giờ cũng chỉ ra được vật tác dụng lực và vật chịu tác dụng lực.
Câu 13: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :
A. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước. B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.
Câu 14: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 800g. Số liệu đó chỉ:
A. khối lượng cả hộp thịt. B. thể tích của cả hộp thịt.
C. khối lượng của thịt trong hộp. D. thể tích của thịt trong hộp.
Câu 15: Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của Việt Nam là
A. xentimet (cm). B. mét(m). C. Inh(inch). D. kilômét(km).
Câu 16: Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?
A. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn. B. Không chịu tác dụng của lực nào.
C. Chỉ chịu tác dụng
nguon VI OLET