SỞ GD - ĐT BẠC LIÊU                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

           (Gồm 01 trang)                             NĂM HỌC 2010 - 2011

           

Môn: Địa lí 12

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

ĐỀ

 

I/ PHẦN BẮT BUỘC(8 điểm)

  Câu I: ( 2 điểm)

 Hãy trinh bày y nghĩa về tự nhiên, về kinh tế của vị trí địa lí Việt Nam.

     Câu II: (6 điểm)

             1.  Dựa vào átlát địa lí Việt nam và kiến thức đã học:

         Hãy so sánh đặc điểm khác nhau của vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc.

 2. Trình bày hiện trạng, nguyên nhân và biện pháp về suy giảm đa dạng sinh học ở  nước ta              .

 3. Y nghĩa trong bảo vệ rừng.

II/ PHẦN TỰ CHỌN

 Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau:

  Câu I:( 2 điểm). Chương trình chuẩn

 Dựa vào bảng số liệu sau :  Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa

Khả năng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1.676 mm

989 mm

+ 687 mm

Huế

2.868 mm

1.000 mm

+ 1.868 mm

Tp Hồ Chí Minh

1.931 mm

1.686 mm

+ 245 mm

Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

  Câu II:(2 điểm). Chương trình nâng cao

 1.Chứng minh dân số nước ta đông và kết cấu dân số trẻ.

 2.Tác động của dân số đến phát triển kinh tế - xã hội.

( Cho học sinh sử dụng atlát địa lí Việt Nam)

 

HẾT

 

 

 

 

 

 

 


 

SỞ GD - ĐT BẠC LIÊU                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

           (Gồm 01 trang)                             NĂM HỌC 2010 - 2011

           

Môn: Địa lí 12

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

( Gồm  03  trang)

I. /PHẦN BẮT BUỘC

 

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

I

a. Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Đa dạng về động – thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…

* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…

b. Ý nghĩa về KT, VH, XH  và quốc phòng

- Về kinh tế:

+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.

 + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)

 

 

1,0

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

1. a. Vùng núi Đông Bắc

+ Nằm ở tả ngạn S.Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.

+ Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

+ Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.

b. Vùng núi Tây Bắc

+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 


 

+ Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…)

2. Đa dạng sinh học.

Suy giảm đa dạng sinh học

- Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.

- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Nguyên nhân

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.

- Ôi nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Ban hành sách đỏ Việt Nam.

- Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản.

3. Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

   - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái….

   - Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

II/ PHẦN TỰ CHỌN.( 2 điểm)

 

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

I

Đối với chương trình chuẩn:

a/ Nhận xét:

-Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội.

-Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.

-Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là tp.HCM.

b/ Giải thích:

-Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:

+Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông thổi vào.

+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

+Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.

-Tp.HCM có lượng mưa khá cao do:

+Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng mưa lớn.

+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

2,0

0,5

 

 

 

 

1,5


 

+Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất.

-Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn tp.HCM.

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Đối với chương trình nâng cao:

1.- Dân số nước ta động: dân số nước ta năm 2006 là 84156 nghìn ngươi, đứng thứ 3 đông nam á, 13 thế giới. Trong lúc đó diện tích nước ta thuộc trung bình nên mật độ dân số vào loại cao trên thế giới( 2006 250 người/km2).

-         Nước ta có cơ cấu dân số trẻ:

+ Nhóm tuổi 0 – 14 năm 2005 là 27%.

+ Nhóm tuổi 15-59 là 64%.

+ Nhóm từ 60 tuổi trở lên,9%.

2.Tác động tích cực: dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Tác động tiêu cực: dân số đông trong lúc kinh tế còn phát triển còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sồng vật chất và tinh thần người dân, các nhu cầu phúc lợi hạn chế, tích lũy xã hội hạn chế.

 

 

 

2,0

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

HẾT

nguon VI OLET