ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
HƯỚNG TINH GIẢN LẦN 2
ĐỀ 76 – NGỌC 20

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................

* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.
MUA BỘ 80 ĐỀ TINH GIẢN CẢ 2 LẦN MINH HỌA CỦA BGD LIÊN HỆ: ntthuong987@gmail.com

Câu 1:(NB) Trong bốn kim loại Al, Mg, Fe, Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Fe. B. K. C. Cu. D. Al.
Câu 2:(NB) Kim loại phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường là
A. Na. B. Ba. C. Mg. D. Cs.
Câu 3:(NB) Hơi Thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế Thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên Thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. cát. C. lưu huỳnh. D. muối ăn.
Câu 4:(NB) Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.
Câu 5:(NB) Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch
A. KOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4.
Câu 6:(NB) Sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần của các chất sau đây: (1) C3H7COOH; (2) CH3COOC2H5; (3) C3H7CH2OH. Ta có thứ tự là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1).
Câu 7:(NB) Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 là
A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Al, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. ZnO, Ni, Sn.
Câu 8:(NB) Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO.
Câu 9:(NB) Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng
A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 10:(NB) Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 11:(NB) Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 12:(NB) Glyxylalanin có công thức là
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N- CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
C. H2N- CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Câu 13:(TH) Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 14:(TH)
nguon VI OLET