ThS: NGUYỄN PHÚ HOẠT

BỘ 20 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút – Mã đề 002

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.
Câu 1: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?
A. Ag. B. Al. C. Cr. D. Fe.
Câu 2: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. K. B. Na. C. Ba. D. Be.
Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
B. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm.
D. Nhúng thanh sắt (làm bằng thép cacbon) vào dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 4: Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Sn2+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Ni2+.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. 2Al2O3  4Al + 3O2. B. CuCl2  Cu + Cl2.
C. Mg + FeSO4  MgSO4 + Fe. D. CO + CuO  Cu + CO2.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Al, Cr. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al.
Câu 7: Trộn kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 8: Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của canxi hidroxit là:
A. Ca(OH)2. B. CaO. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 9: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
Câu 10: Công thức phân tử của sắt(III) clorua là
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. FeCl2. D. FeCl3.
Câu 11: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là
A. +2. B. +3. C. +6. D. +4.
Câu 12: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiếm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ác quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là
A. Cu. B. Mg. C. Pb. D. Fe.
Câu 13: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 14: Công thức phân tử của axit oleic là
A. C2H5COOH. B. HCOOOH. C. CH3COOH. D. C17H33COOH.
Câu 15: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Amilozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 16: Etylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.
Câu 17: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3. B. 2.
nguon VI OLET