PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG

ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề gồm có 01 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập.
Câu 2. (2,0 điểm)
Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày những nét chính cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 3. (2,0 điểm)
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX có đặc điểm gì? Đặc điểm nào là hạn chế lớn nhất của phong trào đấu tranh thời kỳ này? Vì sao?
Câu 4. (2,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì này?
Câu 5. (2,0 điểm)
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX?

..........................Hết........................




Họ và tên học sinh :…………………………..…………Số báo danh :…………
Họ và tên Giám thị giao đề :………………….……………Chữ ký :……………






PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang

Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập.
Nội dung cơ bản
Điểm

* Nguyên nhân thất bại:


- Khách quan: Thực dân Pháp có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại và quyết tâm xâm lược Việt Nam làm thuộc địa.
0,25

- Chủ quan:


+ Đường lối kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn không đúng đắn (chiến đấu còn do dự, nhượng bộ, cầu hòa, bỏ lỡ nhiều cơ hội…)
0,25

+ Lực lượng quân đội không được bổ sung, vũ khí không được cải tiến nên hiệu quả chiến đấu chưa cao…
0,25

+ Không tập hợp, đoàn kết và tổ chức, lãnh đạo được nhân dân đứng lên chống Pháp.
0,25

+ Do tư tưởng thủ cựu nên nhà Nguyễn không tiếp nhận cái mới để duy tân đất nước tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm.
0,25

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong điều kiện bấy giờ diễn ra sôi nổi nhưng thiếu sự lãnh đạo chung, không có đường lối, chủ trương thống nhất… nên dễ bị thực dân Pháp đánh bại.
0,25

* Bài học:
- Phải đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, biết chớp thời cơ…
- Phát động chiến tranh nhân dân để phát huy sức mạnh đoàn kết của dân tộc.
- Có sự chỉ đạo thống nhất và sự liên kết trong các phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Luôn tiếp thu cái mới để phù hợp với xu thế chung và phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử.
 0,5



Câu 2 (2,0 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Nội dung cơ bản
Điểm

- Căn cứ: Yên Thế là vùng đất đồi địa hình hiểm trở thuộc tỉnh Bắc Giang là nơi định cư, sinh sống và sản xuất của nhân dân Bắc Kì .....
0,25

- Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn:
+ 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm...
+ 1893-1908: là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
nguon VI OLET