TRƯỜNG TH& THCS THÁI DƯƠNG


KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020-2021
MÔN : VẬT LÝ 8
Thời gian làm bài : 45 Phút;

 Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1. Đổ 100 cm3 nước vào 100 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. Lớn hơn 200 cm3 B. 200 cm3 C. 100 cm3 D. Nhỏ hơn 200 cm3
Câu 2. Vật A truyền nhiệt cho vật B khi:
A. Nhiệt năng vật A cao hơn nhiệt năng vật B B. Nhiệt độ vật A cao hơn vật B
C. Nhiệt năng vật B cao hơn nhiệt năng vật A D. Nhiệt độ vật B cao hơn vật A
Câu 3. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt nào đã xảy ra?
A. Sự dẫn nhiệt B. Bức xạ nhiệt C. Đối lưu D. cả ba hình thức trên
Câu 4. Hiện tượng khuếch tán xảy ra bởi nguyên nhân gì?
A.Do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. B. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng C. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử
D. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách
Câu 5. Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là không đúng ?
A. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi. B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.
Câu 6. Đun 500g nước từ 200C lên 1000C. Tính nhiệt lượng phải cung cấp, biết rằng 1/6 nhiệt lượng đó là để cung cấp cho ấm. Biết cnước = 4200J/kg.K.
A. 140kJ B. 28kJ C. 201,6kJ D. 168kJ
Câu 7. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây ?
A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì.
Câu 8. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k, điều đó có nghĩa là
A. Để 1 kg nước tăng lên 1 độ ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J
B. Để 1 kg nước sôi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J
C. Để 1 kg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J
D. 1 kg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J
Câu 9. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hoá như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng ?
A. Không có sự chuyển hoá nào xảy ra. B. Thế năng chuyển hoá thành động năng
C. Động năng chuyển hoá thành thế năng. D. Động năng tăng còn thế năng không thay đổi.
Câu 10. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C ? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000J. B. Q = 57000kJ. C. Q = 5700J. D. Q = 5700 kJ.
Câu 11. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật ?
A. Q = m.c.Δt, với Δt độ tăng nhiệt độ của vật.
B. Q = m.c.(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = m.c.(t2 - t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = m.c.(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
Câu 12. Muốn tăng hoặc giảm áp suất ta làm thế nào ?
A. Muốn giảm áp suất thì phải giảm diện tích bị ép.
B. Muốn giảm áp suất thì phải tăng áp lực,
nguon VI OLET