ĐỀ KSCL LẦN 1 – CHUYÊN BẮC NINH – NĂM HỌC 2021- 2022
Câu 1: Tristearin là trieste của glixerol với:
A.Axit panmitic. B.Axit axetic.
C.Axit stearic. D.Axit oleic.
Câu 2: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A.Ba đơn chất. B.Một hợp chất và hai đơn chất.
C.Ba hợp chất và một đơn chất. D.Hai hợp chất và hai đơn chất.
Câu 3:(Đáp án)Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 90 ml khí O2, thu được 140 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 60 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là:
A. C4H8O2. B. C3H8O3. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. X có thể thuộc dãy đồng đẳng của
A.Ankin. B.Ankađien. C.Ankan. D.Anken.
Câu 5: Muối cacbonat nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. CaCO3. B. K2CO3. C. BaCO3. D. MgCO3.
Câu 6: Các tính chất không thuộc về khí nitơ là
(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196°C);
(b) Tan nhiều trong nước;
(c) Nặng hơn oxi;
(d) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.
A. (a), (b). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (c). D. (b), (c), (d).
Câu 7: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Gly-Ala là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8:Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2. Khi cho 1 mol X tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1 mol H2. Mặt khác, X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3C6H3(OH)2. B. HOC6H4CH2OH.
C. CH3OC6H4OH. D. C6H5CH(OH)2.
Câu 9:(Đáp án)Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,64 gam X vào 22,5 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì thu được 3,06 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2COOCH3. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. HCOOCH(CH3)2. D. CH3COOCH2CH3.
Câu 10: Trong sơ đồ phản ứng: Fe(NO3)2 (t°) → X + NO2 + O2. Chất X là:
A. FeO. B. Fe(NO2)2. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 11: X là một α-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH trong phân tử. Cho 1,50 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 1,94 gam muối. Tên gọi của X là:
A.Valin. B.Axit glutamic. C.Alanin. D.Glyxin
Câu 12:Số ancol bậc I có cùng công thức phân tử C4H10O là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được SiO2?
A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HNO3.
Câu 14:(Đáp án)Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của N2 đã phản ứng là 10%. Thành phẩn phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu lần lượt là
nguon VI OLET