TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC  
HỨA  
ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 4.  
Môn: Lịch sử  
Thời gian làm bài: 50 phút;  
Câu 1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Tây Âu và Nhật Bản là gì ?  
A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu  
B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt  
C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái  
D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự  
Câu 2. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?  
A. Mất quyền tự chủ về kinh tế.  
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.  
C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá.  
D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên.  
Câu 3. Nội dung cơ bản nhất của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm năm nước sáng lập ASEAN  
thực hiện là  
A. thu hút vốn đầu tư.  
B. phát triển ngoại thương.  
C. “mở cửa” nền kinh tế.  
D. sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.  
Câu 4. Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961-1975)  
A. nhằm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.  
B. sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt.  
C. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt.  
D. thực hiện âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam.  
Câu 5. "Thành cổ Quảng Trị" là địa danh được gắn liền với  
A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.  
C. trận " Điện Biên Phủ trên không" cuối 1972.  
D. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.  
Câu 6. Khẩu hiệu: “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong  
A. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966).  
B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).  
C. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951). D. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946).  
Câu 7. “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ  
hòa bình thế giới”. Đó là nhiệm vụ được nêu ra trong văn kiện nào?  
A. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Chỉ tịch Hồ Chí Minh trình bày  
B. Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do tổng bí thư Trường Chinh trình bày  
C. Tuyên ngôn của Đảng  
D.Chính cương và Điều lệ mới của Đảng  
Câu 8. Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự  
thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của cuộc chiến dịch nào?  
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947  
C. Chiến dịch Tây Bắc 1952  
B. Chiến dịch Biên Giới 1950  
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954  
Câu 9. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của  
nhóm năm nước sáng lập ASEAN?  
A. Coi trọng sản xuất háng hóa để xuất khấu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài.  
B. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.  
C. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.  
D. Có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.  
Câu 10. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?  
A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công-nông.  
B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng.  
C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.  
D. Quần chúng được tập dượt đâu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.  
Câu 11. Vì sao cao trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho thắng  
lợi của Cách mạng tháng 8-1945?  
A. Uy tính và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.  
B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.  
C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung  
quanh đảng.  
D. Tất cả đều đúng.  
Câu 12. Để đối phó với 2 kẻ thù Tưởng và Pháp, Đảng và Bác đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp.  
Chủ trương, biện pháp nào sau đây được xem là đau đớn nhất để cứu vãn tình hình?  
A. Để tay sai Tưởng được tham gia quốc hội và chính trị  
B. Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán (11-11-1945) sự thật là rút vào bí mật  
C. Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Tưởng  
D. Kí hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Tưởng  
Câu 13. Một số chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị,  
kinh tế, văn hóa, quân sự,… thực sự là nhà nước của nhân dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của:  
A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.  
B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945  
C. Tuyên bố độc lập 2-9-1945  
D. Tổng tuyển của bầu quốc hội khóa I (6-1-1946)  
Câu 14. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?  
A. Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân  
Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và hiều người bị thương.  
B. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp đánh trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn.  
C. Ngày 17-11-1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.  
D. Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao  
quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.  
Câu 15. Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của  
dân, do dân và vì dân. Tính chát đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?  
A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.  
B. Chia ruộng đất cho dân nghèo. Bãi bỏ các thứ thuế vô lí.  
C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. D. Tất cả đều đúng  
Câu 16. Mục đích chính của thực dân Anh khi thực hiện phương án Maobatton là gì?  
A. Trao quyền độc lập cho Ấn Độ.  
B. Chỉ trao quyền tự trị cho Ấn Độ.  
C. Xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ  
D. Tiếp tục cai trị Ấn Độ theo cách thức mới.  
Câu 17. Tháng 11/2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản “Hiến chương ASEAN” nhằm  
A. xây dựng ASEAN thành cộng đồng hòa bình, ổn định.  
B. xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.  
C. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chiến lược về chính trị, quân sự.  
D. xây dựng ASEAN thành cộng đồng chỉ mang tính chất chiến lược về quân sự.  
Câu 18. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước  
đầu được cải thiện?  
A. Tổ chức ASEAN tăng cường số thành viên của mình.  
B. Việt Nam, Lào được mời tham gia vào hiệp ước Ba-li.  
C. Cả ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia cùng tham gia vào ASEAN.  
D. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao và các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo.  
Câu 19. Kết quả bao trùm mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đạt được sau khi thực hiện chiến lược kinh tế  
hướng ngoại là  
A. mậu dịch đối ngoại tăng trưởng rất nhanh. B. bộ mặt kinh tế - xã hội có sự biến đổi to lớn.  
C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ nhanh.  
D. giải quyết tốt vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội.  
Câu 20. “Phương án Maobatton” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào?  
A. Theo vị trí địa lý.  
B. Theo ý đồ của thực dân Anh.  
C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ.  
D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.  
Câu 21. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc- Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được  
xây dựng nhằm  
A. vận chuyển vũ khí, đạn dược vào miền Nam. B. chống lại kế hoạch phong tỏa miền Bắc của Mĩ.  
C. vận chuyển hàng hóa, lương thực từ miền Bắc vào miền Nam.  
D. chi viện sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam.  
Câu 22. Thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) để lại cho  
Đảng ta bài học về  
A. phát huy sức mạnh toàn dân.  
C. xây dựng nền kinh tế thị trường.  
B. xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.  
D. tăng cường hợp tác quốc tế.  
Câu 23. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam  
A. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. B. bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua.  
C. phát hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương. D. thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.  
Câu 24. Việc nêu khẩu hiệu thành lập “Chính phủ cộng hòa dân chủ” là khẩu hiệu của nghị quyết nào trong  
thời kì cách mạng 1939-1945?  
A. Hội nghị Trung ương đảnglần 6.  
C. Hội nghị quân sự Bắc Kì.  
B. Hội nghị trung ương đảng lần thứ 8.  
D. Hội nghị Trung ương 8.  
Câu 25. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để  
nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do  
A. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.  
B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.  
C. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.  
D. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.  
Câu 26. Sách giáo khoa lịch sử 12 tập II trang 52 có viết: “Cuộc sống của nhân dân thời đó thật sử khốn  
quẩn. Bị tướt hết hạt gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được, hay may thay mảnh vả mà họ thức  
khuya, dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với bát cháu cám nhạt, và trân mình chịu rét đêm đông”. Đó  
là tình cảnh nông dân Việt Nam được mô tả trong thời kì nào?  
A. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Namra đời.  
C. Trong thời kì 1936 – 1939.  
B. Trong thời kì 1930 – 1931.  
D. Trong thời kì 1945 – 1954.  
Câu 27. Chiến thắng nào chứng tỏ quân dân ta có đủ khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh cục bộ  
1965-1968) của Mĩ?  
(
A. Chiến thắng trong mùa khô 1965-1966.  
C. Chiến thắng trong mùa khô 1965-1966.  
B. Chiến thắng Xuân Mậu Thân (1968).  
D. Chiến thắng Vạn Tường (1965).  
Câu 28. Trinh bày xuất xứ của đoạn văn sau đây: “Trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết  
thảy. Chúng ta hãy đoàn kết lại đánh đổ bọn đé quốc và Việt gian đặng cứu nòi giống ra khỏi nước sôi, lửa  
nóng”.  
A. Trong thư của Nguyễn Ái Quốc gửi đến đồng bào cả nước.  
B. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.  
C.Trong lời hịch của mặt trận Việt Minh.  
D. Trong Quân lệnh số 1 của Mặt trận Việt Minh.  
Câu 29. Các đại biểu dều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt  
Minh, lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức chính phủ lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng  
đầu, đó là quyết định của:  
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân trào (15-8-1945).  
B. Đại hội quốc dân tại Tân Trào (16-8-1945).  
C. Đại hội Đảng lần thứ I ở Ma cao (Trung Quốc) năm 1935. D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4-1945)  
Câu 30. “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai,  
không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đề cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”,  
đó là chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi thành lập:  
A. Mặt trận dân tộc thống nhấtĐông Dương.  
C. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.  
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.  
D. Mặt trận Việt minh.  
Câu 31. Niên đại nào có quan hệ trức tiếp với câu văn sau đây?  
Pháp chạy, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đỗ các xiềng xích thực dân gần  
00 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ  
mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”  
A. 19-8-1945. B. 23-8-1945.  
1
C. 30-8-1945.  
D. 2-9-1945.  
Câu 32. Hãy chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Phong trào cách mạng 1930-  
931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.  
1
Phong trào đã……….”.  
A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.  
B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai.  
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.  
D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.  
Câu 33. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9-1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 dần dần đạt tới  
đỉnh cao?  
A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.  
B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh.  
C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để  
D. Đã thực hiện liên minh công-nông vững chắc.  
Câu 34. Nguyễn Aí Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở  
các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cm ở các  
thuộc địa về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp công dân ở các nước thuộc địa trong:  
A. Đại hội đảng xã hội Pháp ở Tua(12-1920)  
B. Hội nghị quốc tế nông dân (6-1923)  
C. Đại hội quốc tế cộng sản lần V (1924) D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất hội VNCM Thanh niên (5-1929)  
Câu 35. Ý nghĩa những hđ của Nguyễn Ái Quốc trong những nam 1919-1925  
A. Nguyễn Aí Quốc tiếp cận tư tưởng chủa nghĩa Mac Lenin  
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở VN  
C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.  
D. Cách mạng VN trở thành một bộ phận của CM Thế giới.  
Câu 36. Chủ trương thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nêu ra trong sự kiện nào?  
A. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.  
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào.  
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6.  
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8.  
Câu 37. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Viêt Nam thấy cần thiết phải thành  
lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?  
A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển manh.  
B. Do phong trào dân tộc dân chủ, đặc biệt là phòng trào công nông Việt Nam phát triển mạnh.  
C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã  
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.  
Câu 38. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản giành quyền lãnh đạo duy nhất  
đối với cách mạng Việt Nam ?  
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời. B. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá.  
C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.  
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.  
Câu 39. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói  
riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó là nội dung trong tờ báo nào của Nguyễn Ái Quốc?  
A. Đời sống công nhân. B. Nhân đạo. C. Người cùng khổ. D. Tạp chí Thư tín quốc tế.  
Câu 40. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với  
cách mạng Việt Nam?  
A. Thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.  
B. Tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.  
C. Tập hợp quần chúng nhân dân tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp.  
D. Góp phần thắng lợi cách mạng theo khuynh hướng cách mạng vô sản.  
………….Hết…………….  
nguon VI OLET