ĐỀ KIỂM TRA –MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

BÀI VIẾT SỐ 2

Thời gian 60 phút

 

Câu 1. (1 điểm) Em hiểu như thế nào khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam 1945-1975?

Câu 2. (2 điểm) Giải thích vì sao bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh) của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp?

Câu 3.(7 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến-Quang Dũng

                   ...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                   Quân xanh màu lá dữ oai hùm

                    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                        Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

                         Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                        Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                        Áo bào thay chiếu anh về đất

                        Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

                                           (Quang Dũng, Tây Tiến)

 

ĐỀ KIỂM TRA –MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

BÀI VIẾT SỐ 2

Thời gian 60 phút

 

Câu 1. (1 điểm) Em hiểu như thế nào khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam 1945-1975?

Câu 2. (2 điểm) Giải thích vì sao bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh) của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp?

Câu 3.(7 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến-Quang Dũng

                    ...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                    Quân xanh màu lá dữ oai hùm

                    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                        Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

                         Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                        Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                        Áo bào thay chiếu anh về đất

                        Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

                                           (Quang Dũng, Tây Tiến)

 

I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 học kì I. Cụ thể:

+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành hai dạng câu hỏi ở mức nhận biết, vận dụng mức độ thấp và một văn bản nghị luận văn học

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Hình thức tự luận.

 Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 60 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 

Tên chủ đề, nội dung chương trình

Thông hiu

Vn dng

 

     Cng

Cp độ thp

       Cp độ cao

Ch đề 1 :

Lịch sử văn học

 

 

- Hiu được Văn hc 1945- 1975 đề cp đến nhng vn đề ln lao có ý nghĩa sng còn ca đất nước….

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu, số điểm, t l %

S câu :1

S đim : 1  

T l : 10%

 

 

Số câu :1

S đim : 1

T l : 10%

Ch đề 2 :

Tuyên ngôn độc lập

 

Lý giải một vấn đề của một tác phẩm văn học

 

 

Số câu, số điểm, tỉ lệ %

 

Số câu :1

Số điểm :

T l 20%

 

Số  câu :1

Số điểm : 2

T l :20 %

Ch đề 3 :

Làm văn NLVH

 

 

 

- V đẹp bi tráng và hào hoa lãng mn ca người lính.

- S dng hình nh thơ mi l, bút pháp t thc kết hp bút pháp lãng mn….

- Chn dn chng của văn học chống Pháp để làm rõ thêm tác phẩm.

 

 

Số câu, số điểm, tỉ lệ %

 

 

Số câu :1

Số điểm :7

T l : 70%

Số câu :1

Số điểm: 7

T l : 70%

Tng s câu, tng s đim

t l %

Số câu :1

S đim :2

T l : 10%

Số câu :1

Số điểm :

T l 20%

Số câu :1

Số điểm : 7

T l : 70%

Số câu :3

Số điểm:10

T l : 100%

 

          ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM :

Câu

                                        Nội dung

Điểm

 

 

1

Đề tài những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc

0.25

Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của dân tộc, gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước.

0.5

Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng

0.25

 

 

 

2

Bản TNĐL ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, không chỉ tuyên bố nền độc lập của VN trước toàn dân tộc, nhân dân thế giới mà còn hướng tới các nước đồng minh nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn

 

0.5

 

Dùng chiến thuật  “ gậy ông đập lưng ông” để khóa miệng đối phương

0.5

Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại

0.5

Đăt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc

0.5

 

 

3

Chân dung đoàn binh Tây Tiến đ­ược chạm khắc bằng vẻ đẹp:

- Vẻ đẹp bi tráng:

+ Phân tích các từ ngữ, hình ảnh: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm để thấy được vẻ kì dị khác thường và oai dữ của chiến sĩ Tây Tiến.

 

+ Phân tích câu thơ “Rải rác biên cương  mồ viễn xứ”:  từ láy “Rải rác” các từ Hán Việt “biên cương” “viễn xứ” gợi lên cái chết bi thảm.

 

+ Các cụm từ “chẳng tiếc đời xanh”, “áo bào thay chiếu”  “về đất”, “sông Mã gầm lên”….thấy đựơc vẻ đẹp nhân cách và sự kiêu hùng của người lính Tây Tiến.

 

 

 

 

1.25

 

 

1.25

 

 

 

1.5

- Vẻ đẹp hào hoa lãng mạn:  phân tích những chi tiết : Mắt trừng gửi mộng, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm…để thấy được tuy cuộc sống gian khổ nhưng chiến sĩ Tây Tiến vẫn giữ được nét đẹp trong tâm hồn của người thanh niên Hà Nội.

 

2

- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh thơ mới lạ, nhịp điệu linh hoạt, từ ngữ sáng tạo, bút pháp tả thực kết hợp chất lãng mạn ….tạo cho đoạn thơ nét độc đáo, làm nổi bật vẻ đẹp của chiến sĩ Tây Tiến….

 

1

* LƯU Ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là trình bày đầy đủ các ý trên.

nguon VI OLET